Giá phân bón tăng cao khủng khiếp, người nông dân sốc nghẹn ngào trên đồng ruộng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong khi nhiều nông sản đang rớt giá thê thảm dù được mùa thì giá phân bón lại tăng không ngừng nghỉ đẩy người nông dân vào cảnh khó khăn chồng chất.

Thực tế hiện nay không chỉ nguyên liệu đầu vào các ngành sản xuất mặt hàng tiêu dùng, giá thép và nguyên vật liệu ngành xây dựng tăng mà ngành chăn nuôi, trồng trọt gắn liền với người nông dân cũng đối mặt với làn sóng tăng giá.

Từ thức ăn chăn nuôi, bao bì, túi nylon, nguyên liệu sản xuất cho đến phân bón đều tăng lên mức kỷ lục, gây áp lực không nhỏ cho người nông dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Hiện nay giá tất cả các loại phân bón đều tăng theo thị trường thế giới. Ảnh: Tuổi trẻ

Hiện nay giá tất cả các loại phân bón đều tăng theo thị trường thế giới. Ảnh: Tuổi trẻ

Từ trung tuần tháng Sáu đến nay, giá phân bón tiếp tục neo ở mức cao. Cụ thể, phân NPK 20-20-15 Bình Điền đang có giá 720.000-750.000 đồng/bao, phân bón Kali (Cà Mau, Phú Mỹ) có giá từ 470.000-510.000 đồng/bao, phân DAP từ 630.000-850.000 đồng/bao...

Đặc biệt, giá phân bón ure tăng rất cao, ure Cà Mau lên mức 590.000-620.000 đồng/bao, ure Phú Mỹ 580.000-600.000 đồng/bao. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2020, giá loại phân này đã tăng khoảng 3 triệu đồng/tấn, mức tăng hiếm thấy từ trước đến nay với thị trường phân bón.

Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, giá phân bón đã tăng phi mã trong 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá phân DAP, Urê tăng khá cao. Giao dịch ở mức chưa từng có từ trước tới nay...

Giá nguyên liệu sản xuất phân bón và giá phân bón thế giới để sản xuất các loại phân bón tổng hợp trong tháng 6 cũng tăng mạnh so với tháng 12/2020. Cụ thể, phân đạm Urê tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45%, Ammonia tăng 60%.

Tại thị trường Trung Quốc, giá phân Urê đã tăng 31-34%, từ 290 USD/tấn lên 38-390 USD/tấn. Cộng với việc Trung Quốc có chính sách đánh thuế xuất khẩu phân Urê mức 30% khi nhu cầu sử dụng trong nước cao khiến giá phân bón càng tăng phi mã.

Trong khi đó, Ấn Độ đang vào vụ nên nhu cầu sử dụng phân bón tăng mạnh, nguồn cung Urê ở Đông Nam Á rất thấp, tất cả những yếu tố đó đã đẩy giá phân bón thế giới lên mức cao, giá phân bón của Việt Nam cũng chịu tác động rất lớn.

Anh Nguyễn Văn Chung, nông dân tại xã Thanh Thùy-Thanh Oai, Hà Nội, cho biết trên Vietnamplus, giá lúa gạo không tăng, thậm chí sụt giảm, nhưng giá phân bón tăng mạnh, có loại 200.000-250.000 đồng/bao khiến chi phí sản xuất lúa của người dân tăng. Bên cạnh đó, giá thuốc, dịch vụ thu hoạch lúa cũng tăng theo, khiến người nông dân không có lợi nhuận.

Còn chị Xoan (Hà Tĩnh) thì cho hay, mặc dù gia đình đang tất bật chuẩn bị làm đất, chuẩn bị gieo cấy vào vụ mùa mới nhưng năm nay không khí tại làng quê chị trầm lắng hẳn. “Giá thức ăn chăn nuôi tăng trong khi giá lợn giảm, người dân đã rất khó khăn vì thua lỗ. Nay sắp vào vụ lúa mới, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, giá phân bón, giá thuốc cho cây trồng cũng tăng khủng khiếp như vậy chắc phải bỏ vụ”, chị nói trên Zingnews.

Giá phân bón tăng cao đúng thời điểm chuẩn bị vào vụ mùa. Ảnh: Zingnews

Giá phân bón tăng cao đúng thời điểm chuẩn bị vào vụ mùa. Ảnh: Zingnews

Trong bối cảnh giá phân bón trong nước tăng mạnh, Tổng cục Hải quan lại báo cáo: "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu phân bón đạt con số cao kỷ lục sau hơn 8 năm tham gia thị trường".

Cụ thể, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, tương đương giá trị 212,867 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 1,76 lần về trị giá.

Trong đó, giá phân bón xuất khẩu trong tháng 5 tăng khoảng 0,9% so với tháng 4 và tăng 14% so với tháng 5/2020, đạt trung bình 342,3 USD/tấn.

Tính chung 5 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cũng tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 322 USD/tấn.

Các loại phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia và chiếm tới 37% trong tổng lượng và 39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Kim ngạch đạt mức 214.136 tấn, tương đương 72,7 triệu USD, tăng mạnh 63,3% về lượng và tăng 76,5% kim ngạch so với cùng kỳ, giá cũng tăng 8,1%, đạt 339,5 USD/tấn.

Xuất khẩu sang Malaysia cũng ghi nhận mức giá tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái...

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giải pháp cho vấn đề giá phân bón có thể thực hiện bằng việc dừng xuất khẩu phân bón và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất tăng tối đa công suất sản xuất phân bón DAP, MAP cung ứng trong nước với giá bán hợp lý nhất.

Ông Hoàng Trung cho hay Cục Bảo vệ thực vật cũng đã khuyến cáo hướng dẫn nông dân căn cứ vào tính chất cây trồng, mùa vụ để sử dụng phân bón hiệu quả nhất và sử dụng theo nguyên tắc 5 đúng (đúng chủng loại phân, đúng nhu cầu sinh lý của cây, đúng nhu cầu sinh thái, đúng vụ và thời tiết, đúng phương pháp). Đồng thời, khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ bởi loại phân này không những cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn bảo vệ hệ sinh thái đất. Năm 2020, cả nước đã được trên 2,63 triệu tấn phân bón hữu cơ. Đây cũng là nguồn cần phát huy và sử dụng nhiều hơn trong thời gian tới. Vì Việt Nam có nguồn phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để sản xuất phân bón hữu cơ rất phong phú. Nếu tận dụng tốt nguồn phụ phẩm này sẽ một phần thay thế được phân bón vô cơ.

Còn theo ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, để đảm bảo nguồn hàng, trước mắt các doanh nghiệp nên tạm dừng xuất khẩu đồng thời, tranh thủ đẩy mạnh sản xuất trong nước.

Để tránh tình trạng sốt giá, găm hàng... thì các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch thông tin nguồn hàng, lượng tồn hàng... để người dân biết, yên tâm sản xuất.

Khi doanh nghiệp trong nước sản xuất, tự chủ, chất lượng đảm bảo, giá thành cạnh tranh sẽ góp phần đảm bảo nguồn cung, kìm hãm mức tăng giá chung của phân bón.

"Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NNPTNT để theo dõi diễn biến thị trường phân bón và có các giải pháp kiểm soát, bình ổn thị trường cho phù hợp", ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), cho biết trên Zingnews.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn mít mà không phải tách hạt, bác nông dân Cần Thơ thu tiền tỷ từ loại mít kỳ lạ này

Nhờ trồng giống mít không hạt, ông Trần Minh Mẫn (tên thường gọi Út Mẫn) thu cả tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN