Cảnh báo nguy cơ về gạo không an toàn

Đi đôi với việc tăng năng suất, sản lượng, tình trạng sử dụng các chất bảo vệ thực vật không an toàn cũng ngày càng tăng lên, khiến nguy cơ về sản phẩm gạo không an toàn đối với người tiêu dùng ngày càng nhiều.

Gạo chính là thực phẩm góp phần tạo nên bản sắc của người Việt. Ngày nay, những cánh đồng trải dài trên ba miền của đất nước vẫn hàng ngày mang đến cho mỗi gia đình Việt những hạt cơm dẻo thơm trong những bữa ăn đầm ấm.

Nhiều nguy cơ

Trong những năm vừa qua, sản lượng lúa gạo không ngừng tăng lên. Từ chỗ hàng năm nước ta phải nhập hàng triệu tấn gạo về tiêu dùng trong nước, nay trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới trong nhiều năm liền.

Cảnh báo nguy cơ về gạo không an toàn - 1

Gạo sạch được giới thiệu tại một triển lãm về nông nghiệp ở Hà Nội.

Theo Bộ NNPTNT, ước xuất khẩu gạo của nước ta trong 8 tháng đầu năm đạt 5,5 triệu tấn với giá trị đạt 2,48 tỷ USD. Tuy nhiên đi đôi với việc tăng năng suất, sản lượng đó là tình trạng sử dụng các chất bảo vệ thực vật không an toàn cũng ngày càng tăng lên, nguy cơ về sản phẩm gạo không an toàn đối với người tiêu dùng ngày càng nhiều.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), trong tháng 8 trên cả nước đang phải đối phó với nhiều loại bệnh trên cây lúa như trên 50.000ha diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ; 55.000 ha bị rầy lâu các loại; 740ha bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; 27ha bị khô vằn, ngoài ra còn bệnh khô vằn, đạo ôn, khô cổ bông… Hầu hết các diện tích bị sâu hại đều phải dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo các chuyên gia phân tích, các nguy cơ đã được phân tích và đánh giá mức độ nguy hiểm bao gồm: Nguy cơ ngoài đồng ruộng do việc sử dụng nguồn nước, các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu ngoài danh mục quy định; quá trình thu mua do thương lái mua lúa có độ ẩm cao dẫn đến gạo xát ra nhanh bị mốc; quá trình lưu kho khi sử dụng các thuốc bảo quản không cho phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ để đánh mọt, đánh chuột với liều lượng cao không kiểm soát; quá trình sản xuất khi gạo sản xuất ra có tỷ lệ cám cao, hàm lượng dầu trong cám nhanh bị oxy hóa sinh ra những tiền chất gây ung thư; trong quá trình vận chuyển và bán hàng sử dụng các phương tiện vận chuyển không đảm bảo vệ sinh, gạo rời bày biện tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí nên nhiễm bụi và hàng loạt các vi sinh vật gây bệnh…

Thương hiệu gạo sạch

Ông Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, “Trong những năm gầy đây, Cục thường xuyên có các chương trình tập huấn cho người dân quy trình sản xuất gạo an toàn. Do đó, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trung bình khoảng 7 triệu tấn gạo nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đảm bảo, chưa có một nước nào phản ánh hay khiếu nại về dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng tối đa cho phép đối với sản phẩm gạo.

Điều đáng nói là, thói quen sử dụng gạo trong đại bộ phận người dân Việt Nam đó là mua và sử dụng gạo rời bày bán ở các điểm bán lẻ tại khắp nơi mà chưa được các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát. Gạo rời thường bị lẫn nhiều tạp chất, nhiều trường hợp bị pha trộn các loại gạo với nhau để tăng lợi nhuận cho người bán.

Tôi khẳng định gạo sản xuất ở nước ta vẫn luôn an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm gạo có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ. Việc hướng tới sản xuất gạo sạch cũng là mục tiêu làm cho thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng nâng cao giá trị trên thị trường thế giới.

Mới đây nhất, Công ty cổ phần phân phối Bán lẻ VNF1 (Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc) cho biết, đã xây dựng thành công quy trình sản xuất gạo sạch chất lượng cao. Chương trình liên kết 4 nhà giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp trong những năm vừa qua đã tạo nên những cánh đồng mẫu lớn mang đến chất lượng nguyên chủng của những dòng gạo đặc sản ba miền. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phi Long (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN