Mẹo chọn xe đạp điện đi không tốn sức
Bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua một chiếc xe đạp điện nhưng nhiều người vẫn không an tâm bởi hiện nay nhiều trường hợp xe gặp sự cố khi lưu thông, đơn cử như hết điện giữa đường khiến người cầm lái “dở khóc dở cười”.
Xung quanh chiếc xe đạp điện có những câu chuyện khá khôi hài. Đầu tiên phải kể đến một điều là xe đạp điện không thích hợp cho việc đạp. Đi xe đạp điện chẳng ai muốn phải đạp như xe đạp thường bao giờ. Nhưng nếu chẳng may xe hết điện giữa đường thì nếu không muốn đạp thì chỉ còn nước xuống và dắt xe.
Trong trường hợp xe đạp điện bỗng dưng “tịt ngóm”, bạn sẽ không biết phải làm thế nào?
Hoặc là sạc điện để đi tiếp, hoặc là ì ạch đạp xe.
Ông Nguyễn Văn (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dùng xe đạp điện đi thăm nhà con gái ở quận Ba Đình. Trên đường về, xe hết điện lúc còn cách nhà tới hơn 3 km. Nghĩ mình vẫn còn sức nên ông đạp xe một mạch về nhà. Không ngờ sau đó ông Văn đau lưng ê ẩm mất vài ngày. “Xe máy đi hết xăng thì còn có thể ghé các cây xăng dọc đường mua xăng. Nhưng với xe đạp điện, nếu hết điện giữa đường thì dắt bộ còn hơn đạp xe”, bác Văn chia sẻ.
Những trường hợp như bác Văn không phải là hiếm gặp khi những chiếc xe đạp điện chất lượng kém, đi được quãng đường ngắn bỗng dưng hết điện và không thể khởi động lại. Đạp tiếp thì mệt và tốn sức.
Chia sẻ về tình trạng này, anh Lê Xuân Tiến, chuyên viên kỹ thuật hãng xe điện HKbike, cho biết: “Xe đạp điện không thích hợp cho việc đạp. Bởi so với xe đạp bình thường thì khung và yên xe đạp điện cấu tạo thấp hơn hẳn, chu vi bánh xe nhỏ. Chưa kể khối lượng xe không phải nhẹ, vì thế khi đạp rất mỏi lưng, chân phải guồng nhiều nhưng không duỗi hết hẳn. Nhìn chung khi sử dụng xe đạp điện, tốt nhất là không nên để xe hết điện giữa đường”.
Những chiếc xe đạp điện trữ điện nhiều, chạy được quãng đường thật xa sẽ giúp người dùng an tâm khi di chuyển, đồng thời giảm thiểu số lần phải sạc điện.
Với vai trò là bộ phận tích và phóng điện, pin hoặc ắc quy chính là bộ phận quyết định sự vận hành của xe điện. Do đó, khi pin hoặc ắc quy gặp sự cố, người dùng chắc chắn sẽ vướng phải không ít phiền toái, đặc biệt là khi xe bỗng dưng hết điện và không thể khởi động lại. Nhiều dòng xe đạp điện, chủ yếu là loại xe chạy ắc quy quãng đường vận hành thấp, với chỉ 25-40 km/lần sạc, rất dễ xảy ra đột ngột hết điện giữa đường. Người dùng không còn cách nào khác ngoài việc nạp điện thường xuyên khi thấy đèn báo yếu điện.
Pin là lựa chọn thông minh nếu bạn muốn chiếc xe đạp điện của mình đi được quãng đường xa hơn và không tốn sức.
Anh Nam chia sẻ thêm những dòng xe chạy pin mới đã cải thiện được hiệu suất đáng kể, đáp ứng được nhu cầu di chuyển liên tục trong ngày. “Pin Lithium-ion có ưu điểm là mật độ năng lượng cao gấp nhiều lần so với ắc quy. Do vậy, cùng một kích thước và khối lượng, pin có thể cung cấp được công suất điện cao hơn rất nhiều ắc quy. Tức là, quãng đường đi được của pin cũng xa hơn rất nhiều, thậm chí đến hàng trăm km nếu có những cải tiến đột phá và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại”, anh Nam cho biết.
Hiện nay đã có mẫu xe ứng dụng pin Lithium-ion - công nghệ FLiP, sạc một lần có thể đi được gần trăm km, giúp người dùng không còn nỗi lo hết điện giữa đường.
Ngoài ra, trọng lượng của pin Lithium-ion - công nghệ FLiP cũng nhẹ hơn rất nhiều. Lợi thế này không chỉ tăng tính linh động giúp người dùng có thể tháo lắp pin ra sạc ở bất cứ đâu mà còn đóng góp lớn vào thiết kế xe nói chung. Nhờ vậy, thiết kế tối giản và thanh thoát đi khá nhiều. Bên cạnh đó, xe còn được trang bị hệ thống bàn đạp trợ lực. Khi tắt pin và đạp bình thường, người dùng sẽ tiết kiệm sức lực đi rất nhiều.
Nên chú ý đến tính năng đạp trợ lực để giúp việc đạp xe trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trong cuộc sống bận rộn, sẽ có đôi lúc bạn quên sạc điện. Một chiếc xe đạp điện chạy pin, di chuyển được quãng đường xa, sẽ giúp người dùng, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên thoải mái đi học, đi chơi, dạo phố mà không bao giờ lo hết điện giữa đường.