Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
-
Jack Draper
-
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
-
Jasmine Paolini
-
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
-
Tomas Martin Etcheverry
-
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Khi “sao” thể thao làm báo

Bỏ lại phía sau ánh hào quang trên thảm đấu, một số vận động viên (VĐV) sau khi giải nghệ đã "chuyển nghề" theo nghiệp phóng viên vốn cũng đầy nhọc nhằn, gai góc...

Ngoại đạo nhưng nổi danh

Trong những người ấy nổi tiếng nhất là cựu cua-rơ Nguyễn Thị Thanh Huyền. Cô gái nhỏ nhắn của thế hệ 197X gốc Hà Nội này là một trong những VĐV xe đạp địa hình đầu tiên của Việt Nam dự SEA Games 1999 tại Brunei và lập tức giành Huy chương Vàng (HCV). Các kỳ SEA Games 2001, 2003, 2007 sau đó, "Nữ hoàng xe đạp Đông Nam Á" cũng luôn "độc cô cầu bại".

Chỉ cần thao tác ngắn gọn bằng từ khóa "Góc của Huyền" qua thanh công cụ tìm kiếm Google là có trên 2 triệu kết quả. Câu chuyện về Huyền - phóng viên và ngã rẽ mới được chính cua-rơ này thiết lập riêng cho mình. Nói về VĐV, nhiều người thường mặc định họ không có "duyên" với đường học. Nhưng Nguyễn Thị Thanh Huyền đã đi ngược lại định kiến ấy, dù trên hành trình đó ghi dấu thật nhiều lonh đong của cuộc đời...

Thực tế, Huyền từng có 2 năm theo học Đại học Thương mại Hà Nội nhưng chị phải bỏ dở do vướng tập huấn, thi đấu. Ngày rời thủ đô vào TP.HCM sinh sống, chị tiếp tục lao vào học tập ở Đại học TDTT Trung Ương 2 (TP.HCM) và đã hoàn thành tấm bằng cử nhân.

Khi “sao” thể thao làm báo - 1

Cua-rơ Nguyễn Thị Thanh Huyền (phải) đã nổi danh trong làng báo thể thao (ảnh do nhân vật cung cấp).

"Ngay từ nhỏ, mình đã có khát khao được học đại học. Những năm tháng còn thi đấu, tiếp xúc với nhiều nhà báo, thấy họ rất giỏi, mình ngưỡng mộ lắm"-Thanh Huyền tâm sự. Và đó chính là động lực khiến cô không chỉ hài lòng mỗi tấm bằng Đại học TDTT.

Ước mơ làm một phóng viên thể thao của Huyền đã nhận được sự động viên lớn từ chồng chị, cố bác sĩ Nguyễn Hữu Tuyển (vốn là bác sĩ của Trung tâm HLTTQG TP.HCM). Để rồi Thanh Huyền tiếp tục hoàn thành khóa học 4 năm và tốt nghiệp khoa Báo chí & Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (TP.HCM) với tấm bằng cử nhân hệ văn bằng 2.

Máu phóng viên trong người cùng góc nhìn sắc sảo của một cá nhân vẫn đang trực tiếp làm nghề (Huyền là huấn luyện viên (HLV) đội đua nữ Bình Dương đồng thời là HLV đội xe đạp địa hình quốc gia) giúp mục "Góc của Huyền" do Báo Tuổi Trẻ điện tử dành riêng cho Thanh Huyền luôn thu hút độc giả. Nhiều người bảo, dù vẫn bận rộn ở công việc huấn luyện nhưng với Thanh Huyền, dù đi bất kỳ đâu thì trong hành trang của cô không thể thiếu cây bút, cuốn sổ, máy ảnh và chiếc laptop để sẵn dịp là… tác nghiệp.

Từ "ngôi sao" sân cỏ tới… bình luận viên

Kể chuyện VĐV làm… báo không thể không nhắc tới cựu tuyển thủ bóng đá Đặng Phương Nam. Cái tên Đặng Phương Nam giờ không còn bó hẹp ở sự xuất hiện trên sân bóng và từ khi "treo giày", cựu tiền đạo của Thể Công và đội tuyển quốc gia đã là bình luận viên quen thuộc trên sóng kênh Bóng đá TV, Thể thao TV.

Chia sẻ về nghiệp làm báo, Phương Nam bảo: "Lên truyền hình ăn nói tưởng dễ mà khó vô cùng. Ngày đầu khi được mời tham gia cộng tác tôi nghĩ dễ làm lắm nhưng rồi bị đạo diễn chỉnh rất nhiều lần nên về sau phải tự tập về cách nói, diễn giải ngôn từ sao cho ngắn gọn, dễ hiểu nhất thì mới hết vấp váp như mọi người thấy bây giờ".

Không chỉ lên truyền hình bình luận, đã có thời điểm, Đặng Phương Nam thử sức với báo viết. Thậm chí, báo Thanh Niên từng dành riêng chuyên mục "Góc Đặng Phương Nam" để anh thỏa sức vẫy vùng. Những "tác phẩm" của cây viết không chuyên này có khá đông người hâm mộ ủng hộ do anh từng trực tiếp trải qua nghiệp cầu thủ nên hiểu rõ chuyên môn lẫn "thâm cung bí sử" bóng đá Việt Nam. Không chỉ cộng tác với báo Thanh Niên, Đặng Phương Nam cũng từng là "hàng hot" trên báo Thể thao Văn hóa.

Cơ thủ Nguyễn Phúc Long (đội pool 9 bi quốc gia từng giành HCV SEA Games 2009, các giải vô địch quốc gia) sau thời gian chỉ đóng vai trò cộng tác viên, có lúc anh đã chuyển hẳn về làm phóng viên thể thao thuộc Đài Tiếng nói VOV. Những giải đấu billiards-snooker quốc nội luôn là đề tài hấp dẫn để Phúc Long tác nghiệp.

Nếu như Đặng Phương Nam có lợi thế là một cựu tuyển thủ lừng danh thì những Trà My, Mai Phương (wushu), Tuyết Mai (bóng đá)… lại dễ dàng tiếp cận với nghiệp M.C, biên tập viên thể thao nhờ gương mặt ăn hình.

Giờ đây, Vũ Trà My đã là một MC cứng của bản tin thể thao hay chuyên mục võ thuật mà Truyền hình An Viên (AVG) sản xuất. Những lời bình luận của Tuyết Mai cũng đầy sắc sảo trong mỗi bản tin mà Trung tâm Truyền hình STTV của báo Thể Thao Việt Nam thực hiện.

Nguyễn Mai Phương có vẻ kín tiếng hơn nhưng cô gái từng được mệnh danh là "hoa khôi" dễ thương nhất đội wushu Hà Nội cũng khẳng định được khả năng viết báo của mình trên trang tin dành cho giới trẻ Ione (thuộc báo Điện tử Vnexpress): "Ước mơ từ nhỏ của em là được viết văn, viết báo nên khi nghỉ thi đấu, may mắn có cơ hội cộng tác là em thử sức ngay. Rất may mọi người ủng hộ và năng lực mình cũng không quá tệ" - Mai Phương khiêm tốn nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Nguyên (danviet.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN