Chi tiết Việt Nam – Thái Lan: Khó khăn quá lớn (Bóng chuyền nữ châu Á - KT)
(Việt Nam – Thái Lan, lượt 2 bảng A Cúp bóng chuyền nữ châu Á 2016) Trận đấu đã kết thúc chóng vánh về sau.
Khác biệt của Thái Lan và Việt Nam
Bóng chuyền Thái Lan đã lên chuyên nghiệp từ năm 2005 . Dù số lượng các đội tham dự giải VĐQG kém hơn chúng ta (8 CLB so với 12 CLB) ở cả nội dung nam và nữ nhưng người Thái đã phát triển tốt theo mô hình League tạo cho các cầu thủ được dịp thuận lợi để thi đấu cọ xát thường xuyên.
Việc được đánh cọ xát thường xuyên giúp các VĐV của xứ sở Chùa Vàng tích lũy được kinh nghiệm, nâng cao cả về trình độ chuyên môn lẫn tâm lý thi đấu. Điều này cũng rất tốt với các cầu thủ trẻ.
Còn ở Việt Nam, mỗi năm chúng ta có giải VĐQG chia làm 2 giai đoạn, các giải hạng A và cả những giải đấu Siêu cúp. Tuy nhiên, điểm bất cập là các VĐV của chúng ta tập trung ở các CLB để thi đấu chỉ từ 5-7 ngày, sau đó họ lại nghỉ tầm 1-3 tháng, rồi sau đó họ lại thi đấu khoảng tầm 5-7 ngày.
Cái dớp Thái Lan
8 kỳ SEA Games liên tiếp, bóng chuyền nữ Việt Nam ngậm ngùi chấp nhận chiếc HCB sau khi các cô gái của chúng ta thất bại trước cùng một đối thủ, ĐT Thái Lan.
Đối thủ trẻ hóa
Vài năm qua bóng chuyền Thái Lan đang có cuộc trẻ hóa mạnh mẽ, song những cái tên kỳ cựu còn lại trong đội hình như Wilavan, Pleumjit, Malika vẫn còn chơi rất chắc tay. Những nhân tố trẻ khác như Pornpun hay Ajcharaporn cũng đang cho thấy sự trưởng thành vượt bậc qua từng ngày.
Sẽ rất khó để đánh bại Thái Lan, nhưng với tinh thần thi đấu lên cao cùng sự cổ động cuồng nhiệt của các khán giả nhà, người hâm mộ có quyền hi vọng Kim Huệ và các đồng đội có thể làm nên bất ngờ.
Video trận Việt Nam - Iran (Bản quyền clip thuộc về Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam VFV và Next Media):