“Lữ Khách 24h” – cầu nối giữa khán giả và nghệ sĩ
Ra mắt vào đầu năm 2010, trải qua 5 năm phát sóng, gameshow “Lữ Khách 24h” đã trở thành địa chỉ kết nối giữa khán giả với những nghệ sĩ nổi tiếng vào chủ nhật hàng tuần.
Thông qua những chuyến đi, các thử thách, nhiều trải nghiệm lạ lẫm... công chúng sẽ thấy được những hình ảnh hết sức thực tế từ những nghệ sĩ tham gia. Không hào nhoáng như trên sân khấu, không trang điểm tỉ mỉ, không quần áo lượt là... những ‘ngôi sao’ giản dị với trang phục gọn gàng cùng hòa vào cuộc sống với người dân tại những địa phương xa lạ.
Lữ Khách 24h – phát sóng định kỳ vào 17h30 chủ nhật hàng tuần trên HTV7.
2015 là một năm đáng nhớ với các hành trình làm “lữ khách 24h” trải dài trên nhiều vùng đất khắp Việt Nam: Đà Lạt – Đak Lắc, Bảo Lộc, Bến Tre, Bình Định, An Giang, Phú Yên, Kiên Giang, Đà Nẵng, Hà Nội, Sapa... Tại những vùng đất lạ, các nghệ sĩ đã có dịp chia sẻ cùng khán giả truyền hình nhiều câu chuyện đặc biệt, đa dạng chủ đề: trải nghiệm cuộc sống, những cảnh đẹp từng nơi, các ngành nghề sắp-mất-tích, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào K’Ho, Lạch, Chăm...
“Lữ Khách 24h” Cát Tường tâm sự với một cụ bà người K’Ho tại Lâm Đồng.
Diễn viên Thùy Dương ngạc nhiên khi biết trong nhà người Dao (Sapa) có đến ba cái bếp dùng cho các mục đích riêng biệt: nấu ăn, nấu rượu và bếp sưởi.
Trong nhiều câu chuyện được truyền tải, các trải nghiệm nghề luôn được khán giả mong chờ khi những vị “lữ khách” sẽ tìm hiểu và tận tay thực hành những nghề đặc trưng từng vùng miền. Có nghề phổ biến, có nghề sắp “tuyệt chủng”, có nghề tỉ mỉ, có nghề cần nhiều sức lao động... nhưng tựu chung đều hầu như chưa từng được ‘lên sóng’ và giới thiệu một cách chi tiết đến khán giả truyền hình.
Trải nghiệm nghề luôn là những mẩu chuyện khó quên bởi sự sáng tạo, sự kiên trì cố gắng gìn giữ ngành nghề truyền thống dẫu có nhiều khó khăn mưu sinh. Nhiều ngành nghề dần thất truyền bởi không cạnh tranh được với công nghiệp hiện đại, hoặc không có lớp kế thừa do lớp trẻ không đủ đam mê và kiên nhẫn, tỉ mỉ (như tiền nhân).
Diễn viên Kinh Quốc đổ mồ hôi hột khi thử làm thợ rèn với sản phầm là một con dao.
“Làm nghề này cực lắm” là câu nói quen thuộc mà bất cứ lữ khách nào cũng nghe khi trải nghiệm. Rèn dao, chế tạo đũa ăn, cào sò... Tuy lần đầu làm những công việc này không tránh khỏi (rất) mệt nhưng các “Lữ Khách 24h” luôn “tươi rói” bởi những kiến thức, kinh nghiệm đem lại thực “vô giá”. Bởi biết đâu chỉ vài năm nữa thôi là không thể nào tìm lại được.
Văn Phượng tìm hiểu nghề làm các tác phẩm thủ công mỹ nghệ (hoàn toàn bằng tay) từ nghệ nhân. Tuy đã lớn tuổi, nhưng không tài nào cụ tìm được ‘đệ tử’ do ‘trai trẻ thiếu kiên nhẫn nên không làm được, nhanh từ bỏ’.
Với cả khán giả lẫn các “Lữ Khách 24h”, thử thách được chờ đợi nhiều nhất chính là xin ở trọ. Mỗi lữ khách phài tự thân xin được nhà một người dân địa phương cho ở trọ một đêm để tìm hiểu về cuộc sống nơi đây. Điều khó là chương trình thường ‘cắm trại’ tại những vùng quê nhà cửa thưa thớt, trời mau tối, người dân nghỉ ngơi sớm.
“Cô giáo Khánh” với lần đi xin nhà trọ nhớ đời khi: “Hỏi người dân có con đi làm ăn (đi học) xa không, có thì mới vào xin ngủ nhờ. Ai mà cho (cười đau khổ).”
Diễn viên Thanh Tài lang thang tìm chỗ trọ dưới trời giá rét và mù sương tại Sapa.
Hành trình “Lữ Khách 24h” phát sóng tập đầu tiên vào 17h30 chủ nhật hàng tuần trên HTV7. Khán giả có thể xem lại các tập đã phát sóng tại fanpage chương trình https://www.facebook.com/LuKhach24h