Bớt bệnh nhờ biết buồn

Sự kiện: Sống khỏe

Sống trên đời ai chẳng mong tràn ngập niềm vui. Đúng là khó khỏe nếu buồn dài dài vì nếu thiếu nội tiết tố giúp lạc quan yêu người, yêu đời thì sức kháng bệnh sớm muộn cũng hết yêu gia chủ.

Chuyện gì cũng có hai mặt. Thỉnh thoảng nên buồn lại là biện pháp khéo léo đánh thức sức đề kháng.

Bớt bệnh nhờ biết buồn - 1

Đôi lúc nỗi buồn sẽ giúp chúng ta khỏe hơn - Ảnh: N.C.T.

Giải độc nhờ sụt sịt

Vốn ít lời nhiều

Đừng tưởng buồn chỉ có lợi đến thế! Paul Fritz, một chuyên gia ngành phân tâm, đã chứng minh qua dữ liệu thống kê từ cả chục ngàn người bệnh, là người ít khóc dễ trở thành nạn nhân của chứng đau nửa đầu, viêm loét dạ dày và thậm chí nhồi máu cơ tim.

Tưởng khó tin nhưng có thật. Giáo sư William Frey ở đại học Minnesota (Mỹ) - người nổi tiếng nhờ nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, giảm đau của nước mắt - đã chứng minh nỗi buồn ray rứt đến độ phải khóc tỉ tê một mình rất có ích cho sức khỏe.

Theo Frey, với sự đồng tình của nhiều đồng nghiệp ngành tâm thần, buồn đến rơi lệ là hình thức giải độc cho cơ thể, qua đó phế phẩm trong não bộ được xử lý mà không cần dùng thuốc. Nhưng nên nhớ hễ khóc thì khóc cho sướt mướt mới công hiệu cho dù có là nước mắt… cá sấu!

Dưới góc nhìn của thầy thuốc, buồn không chỉ đơn thuần là cảm xúc. Buồn thậm chí là phương án khéo léo của con người nhằm mục tiêu vơi nỗi đau khổ và qua đó giảm cường độ căng thẳng của cuộc sống. Ai không buồn coi chừng phải gặp thầy thuốc. Ngược lại, biết cách dùng nỗi buồn có lợi điểm là vừa miễn phí lại chẳng cần toa.

Đừng tưởng không buồn là khôn

Theo nhiều chuyên gia ngành tâm lý, người tự hào ít buồn đến độ chẳng mấy khi thèm khóc trên thực tế chỉ là kẻ... dại khờ! Cố nuốt nỗi uất ức thay vì can đảm biểu lộ cảm xúc chỉ là đòn bẩy dẫn đến tình trạng tự xâu xé nội tâm với sự phẫn nộ càng lúc càng tích lũy, rồi cuối cùng rơi vào tâm trạng trầm uất một cách oan uổng. Trái lại, người dễ động lòng, thậm chí đến độ “mít ướt”, thường là đối tượng dễ chịu đựng áp lực nhờ biết cách xả xú páp theo kiểu thoát nước đúng lúc trước khi giọt nước tràn ly.

Buồn sở dĩ có ích cho sức khỏe nhờ cơ chế phản xạ dây chuyền. Tâm trạng buồn đến mức nào đó gây tín hiệu hồi tiếp trên não bộ, khiến hệ thần kinh xúc tác tiến trình phóng thích nhiều loại nội tiết tố làm nhẹ nỗi buồn, giảm đau, an thần như serotonin, endorphin… Thuốc nào cũng cần liều lượng. Với nỗi buồn cũng thế. Không buồn thì thôi, nhưng đã buồn thì rầu tới nơi tới chốn. Nỗi buồn như trái chín cây, đừng giú ép, song cũng đừng lạm dụng phân bón hóa học.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Trong thời buổi vật giá leo thang không biết mỏi, lại thêm khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có lối thoát, không bệnh, không buồn mới lạ. Nhưng đừng vì thế mà để cái khó bó cái khôn. Đừng quên phương pháp điều trị không cần thuốc bao giờ cũng tiện hơn phải lệ thuộc vào thuốc. Khéo hơn nữa nếu biết cách áp dụng phương tiện không tốn tiền mua. Tại sao không thỉnh thoảng thành thật với chính mình bằng cách khóc một trận đã đời để đánh thức sức đề kháng theo kiểu khuyến mãi mua ít nỗi buồn để được nhận quà khỏe mạnh?

Mặt khác, cũng như dùng thuốc, đừng lạm dụng nỗi buồn đến độ lệ thuộc.

Buồn rầu là từ ghép. Cứ buồn nếu cần buồn, thêm rầu chút đỉnh không sao. Nhưng ráng tránh cảnh buồn bực. Buồn sao cũng được, miễn đừng bực mình, miễn đừng để người khác bực vì mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BS LƯƠNG LỄ HOÀNG (Tuổi trẻ)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN