Các nước đua nhau tích trữ lương thực giữa mùa dịch

Việc gia tăng nhập khẩu cho thấy cách thức các quốc gia đang cố gắng tự bảo vệ mình vì lo ngại Covid-19 sẽ làm gián đoạn hoạt động của các cảng nhập khẩu và tàn phá thương mại toàn cầu.

Jordan đã xây dựng kho dự trữ lúa mì với mức kỷ lục. Trong khi Ai Cập, một trong những quốc gia nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, đã thực hiện một bước đi bất thường trong việc khai thác thị trường quốc tế giữa lúc nước này đang bước vào vụ thu hoạch và thúc đẩy lượng mua lên hơn 50% kể từ tháng 4.

Các nước liên tục tích trữ lương thực do lo ngại về khủng hoảng trong thời kỳ dịch bệnh (Nguồn: Bloomberg)

Các nước liên tục tích trữ lương thực do lo ngại về khủng hoảng trong thời kỳ dịch bệnh (Nguồn: Bloomberg)

Morocco đã dỡ bỏ thuế nhập khẩu lúa mì về 0%. Pakistan đang tăng mua lúa mì và đường. Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) cho biết sẽ gia tăng kho dự trữ lương thực chiến lược. Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc chạy đua nhập khẩu các lương thực như bắp và đậu nành để chế biến thức ăn cho đàn heo của nước này.

Việc gia tăng nhập khẩu cho thấy các quốc gia đang cố gắng tự bảo vệ mình vì lo ngại Covid-19 sẽ làm gián đoạn hoạt động của các cảng nhập khẩu và tàn phá thương mại toàn cầu. Đại dịch Covid-19 đang gây áp lực cho các chuỗi cung ứng lương thực và thực phẩm trên thế giới khi kho hàng dự trữ của họ chỉ đủ cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của khách hàng giữa lúc nhiều kệ hàng ở các siêu thị thực phẩm trống trơn. Điều này buộc người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

Các nhà phân tích của Bank of America Corp do Francsico Blanch, người đứng đầu bộ phận hàng hóa toàn cầu, cho biết: “Covid-19 khiến nhiều người tiêu dùng chuyển từ thói quen mua đủ dùng sang phương án mua dự phòng. Kết quả là người tiêu dùng đang tích trữ lương thực nhiều hơn để đề phòng các chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong tương lai”.

Một số yếu tố đang làm tăng giá ngô, lúa mì và đậu tương, bao gồm lũ lụt ở Trung Quốc và việc nước này tăng cường nhập khẩu để đáp ứng các cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ. Trong năm nay, Trung Quốc đã trải qua 21 trận lụt lớn, cao gấp 1,6 lần so với các năm trước và chạm mức kỷ lục kể từ năm 1998.

Abdolreza Abbassian, chuyên gia kinh tế cấp cao của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, cho biết một số quốc gia quyết định mua lương thực để đảm bảo nguồn cung trong trường hợp Covid-19 phá vỡ chuỗi cung ứng.

Ông cho rằng chỉ một số nước như Ai Cập và Pakistan thực sự tăng kho dự trữ lương thực để bình ổn giá cả trong nước. Trong khi đó, các vụ mùa thất bát ở Thổ Nhĩ Kỳ và Morocco khiến họ càng phải tăng cường nhập khẩu lúa mì.

Giá nông sản liên tục gia tăng khi các nước tăng cường thu mua cùng nhu cầu ngày càng lớn từ Trung Quốc và các quốc gia hạn hán ở khu vực Biển Đen. Điều đó đã giúp thúc đẩy Chỉ số Nông nghiệp Bloomberg – chỉ số đo lường các hợp đồng tương lai hàng hóa nông sản quan trọng - tăng gần 20% kể từ tháng Sáu.

Các nhà xuất khẩu lương thực và hạt có dầu ở Mỹ đang thu về lợi nhuận lớn nhất trong nhiều năm nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh. Bộ phận giao dịch toàn cầu của Tập đoàn chế biến thực phẩm Archer-Daniels-Midland (Mỹ) ở Geneva (Thụy Sĩ) ghi nhận lợi nhuận kinh doanh quí 2 tốt nhất trong lịch sử khi các nước tìm cách mua lương thực dự phòng để ứng phó dịch Covid-19

Giám đốc tài chính ADM, Ray Young, cho biết rất nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang mua lương thực để dự phòng, thay vì chỉ mua đủ dùng trước mắt. Ông nói: “Họ muốn tăng dự trữ lương thực trong nước vì không biết các chuỗi cung ứng sẽ phản ứng ra sao trong môi trường dịch bệnh Covid-19”.

Nguồn: [Link nguồn]

Hết thời phải đổ bỏ vì COVID-19, giá hoa hồng Đà Lạt tăng vọt

Sau thời gian dài rớt giá thảm hại, thậm chí phải đổ bỏ hoa do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian gần đây, giá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN