Tổ tiên của con người là... cá mập?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Con người tiến hóa từ một loài cá mập thời tiền sử cách đây 300 triệu năm có tên Acanthodes bronni.

Con người tiến hóa từ một loài cá mập thời tiền sử cách đây 300 triệu năm có tên Acanthodes bronni. Nó cũng là là tổ tiên của nhiều loài động vật có xương sống và xương hàm trên trái đất.

Tổ tiên của con người là... cá mập? - 1

Phác họa cá Acanthodes bronni, tổ tiên của con người

Kết quả phân tích một hộp sọ từ cách đây 290 triệu năm cho thấy, đây là động vật có xương hàm (gnathostome), là "tổ tiên" của hàng nghìn loài động vật có xương sống ngày nay, trong đó có cá, chim, bò sát, động vật có vú và con người.
 
Acanthodes, từ Hy Lạp có nghĩa là “có nhiều gai”, tồn tại trước khi cá mập tiền sử và cá nhiều xương tách riêng. Các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia.
 
So với các loài cá mập nhiều gai thì cá mập cổ này có kích thước tương đối lớn. Chúng có mang chứ không có răng, mắt lớn và sống dựa vào sinh vật phù du.
 
“Không ngờ Acanthodes hóa ra lại cung cấp cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về tổ tiên của các loài cá có gai và cá mập", Giáo sư Michael Coates, nhà sinh vật học ở ĐH Chicago và là đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết.
 
Cá sụn, trong đó có các loài cá mập, cá đuối ngày nay tách ra từ các loài cá nhiều xương cách đây 420 triệu năm. Nhưng những tổ tiên sớm nhất của con người, cá đuối và cá mập trắng khổng lồ vẫn chỉ được biết đến rất ít.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khoa học
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN