Rồng komodo giết mồi bằng hàm răng bọc sắt

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Indonesia - Lớp sắt bao phủ hàm răng của rồng komodo giúp chúng cắn xé con mồi hiệu quả và có thể chồng mài mòn.

Rồng komodo săn gần như mọi con mồi. Ảnh: RTE

Rồng komodo săn gần như mọi con mồi. Ảnh: RTE

Rồng komodo là loài thằn lằn còn sống lớn nhất thế giới, dài hơn 3 m và nặng trung bình 80 kg. Chúng là động vật bản xứ trên một số quần đảo ở Indonesia, nơi chúng ăn hầu như mọi con mồi, từ chim nhỏ tới trâu nước và đồng loại. Nhà chức trách Indonesia đang cân nhắn cấm du khách tới đảo do lo ngại họ sẽ ảnh hưởng tới thói quen giao phối của rồng komodo, làm chúng trở nên dễ sai khiến do hành động cho ăn. Loài thằn lằn này đang có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bị phá hủy và săn bắt bất hợp pháp. Ước tính chỉ có khoảng 3.500 con rồng komodo trong tự nhiên.

Trong nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học King, London sử dụng ảnh chụp tiên tiến, cùng với kỹ thuật phân tích hóa học và cơ học, để tìm hiểu răng thu thập từ nhiều mẫu vật rồng komodo cũng như các loài bò sát còn sống và đã tuyệt chủng khác, bao gồm kỳ đà, cá sấu và khủng long. Lớp phủ sắt dễ thấy nhất ở răng rồng komodo, nhưng cũng tồn tại ở răng của nhiều loài bò sát khác, theo Aaron LeBlanc, giảng viên sinh học nha khoa ở Đại học King, trưởng nhóm nghiên cứu.

Các nhà khoa học phát hiện hàm răng của rồng komodo phủ một lớp sắt giúp rìa răng sắc như dao cạo. Đây là lần đầu tiên lớp phủ như vậy được ghi nhận ở động vật. Nhóm nghiên cứu mô tả phát hiện mới là "một cách thích nghi ấn tượng trước đây không được chú ý ở rồng komodo", theo Guardian. Lớp phủ được phát hiện khi những nhà nghiên cứu nhận thấy phần đỉnh và rìa răng của rồng komodo phủ một lớp sắc tố màu cam. Khi kiểm tra kỹ hơn, họ xác định men răng chứa sắt nồng độ cao khiến răng siêu cứng và chống mài mòn tốt, nhờ đó rồng komodo có thể xé xác con mồi.

Những chiếc răng giống răng cưa của rồng komodo có hình dáng tương tự răng của khủng long ăn thịt như Tyrannosaurus rex. LaBlanc và cộng sự quyết định dựa vào điểm tương đồng này để tìm hiểu răng khủng long được sử dụng như thế nào khi chúng còn sống. Tuy nhiên, họ không tìm thấy bằng chứng về lớp phủ săn ở bất kỳ hóa thạch khủng long nào. Lớp phủ này có thể mất đi theo thời gian và không thể tìm thấy ở răng hóa thạch của những loài bò sát họ hàng gần với rồng komodo. Theo Owen Addison, giáo sư chỉnh nha ở Đại học King, phát hiện có thể dẫn tới nhiều kỹ thuật nha khoa dùng cho con người.

Nguồn: [Link nguồn]

Khi đậu trên dây điện, hai chân của chim ở cùng điện thế nên electron không đi qua cơ thể chúng, không tạo ra dòng điện.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khang (Theo Guardian) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN