"Nữ nhi quốc" ngoài đời thực: Ngôi làng Umoja chỉ có phụ nữ sinh sống duy nhất ở Kenya có gì đặc biệt?

Ngôi làng Umoja ở phía Bắc Kenya được ví như "Nữ nhi quốc" ngoài đời thực và là nơi trú ẩn cho những nạn nhân bị tấn công tình dục.

Chia sẻ với Guardian, Jane (38 tuổi) cho biết cô từng bị hãm hiếp bởi 3 người đàn ông mặc đồng phục Gurkha. Khi ấy, cô ấy đang chăn dê và cừu thì bị những gã đàn ông tấn công. Kể lại sự việc đau lòng, Jane nói: "Tôi cảm thấy rất xấu hổ và không thể nói về điều đó với người khác. Họ đã làm những điều khủng khiếp với tôi".

Đáng nói, sau khi Jane kể với chồng về sự việc kinh hoàng, chồng cô đã không giúp đỡ mà thậm chí còn dùng gậy đánh cô. Vì vậy, Jane đã phải đưa các con rời đi, tìm đến làng Umoja. Làng Umoja ở khu vực đồng cỏ Samburu, phía Bắc Kenya, được bao quanh bởi một hàng rào gai. Jane chia sẻ khi đến ngôi làng này, cô đã được những người phụ nữ chào đón bằng các bài hát và điệu múa đặc sắc. 

Làng Umoja được thành lập từ năm 1990. Ảnh: Guardian

Làng Umoja được thành lập từ năm 1990. Ảnh: Guardian

Được biết, ngôi làng Umoja, được ví như "Nữ nhi quốc" ngoài đời thực, do một nhóm gồm 15 người phụ nữ từng là nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp thành lập vào năm 1990. Giờ đây, ngôi làng này đã trở thành nơi trú ẩn cho nữ giới, những người muốn thoát khỏi nạn tảo hôn, cưỡng hiếp và bạo lực gia đình. 

Trong đó, bà Rebecca Lolosoli là người sáng lập và đứng đầu làng Umoja. Bà đã nảy ra ý tưởng về một cộng đồng chỉ dành riêng cho nữ giới trong lúc nằm viện điều trị vì bị một nhóm đàn ông tấn công. Vụ đánh đập đã mang đến cho bà sức mạnh và bà có thể nói với những người phụ nữ trong ngôi làng của mình về quyền lợi của họ. Các thành viên đầu tiên của Umoja là những người phụ nữ đến từ những ngôi làng Samburu biệt lập nằm rải rác trên thung lũng Rift.

Được biết, người Samburu có quan hệ họ hàng gần với bộ tộc Maasai, nói một ngôn ngữ tương tự. Họ thường sống thành nhóm từ 5 đến 10 người trong gia đình và là những người chăn nuôi. Văn hóa của họ mang tính gia trưởng sâu sắc. Tại các cuộc họp thôn, đàn ông ngồi vòng trong để thảo luận các vấn đề quan trọng của làng, còn phụ nữ ngồi ngoài cùng, chỉ thỉnh thoảng mới được phát biểu ý kiến. 

Làng Umoja giờ đây đã trở thành nơi sinh sống của 47 phụ nữ và 200 trẻ em. Ảnh: Guardian

Làng Umoja giờ đây đã trở thành nơi sinh sống của 47 phụ nữ và 200 trẻ em. Ảnh: Guardian

Do đó, làng Umoja đã trở thành nơi trú ẩn cho nhiều người phụ nữ tại khu vực này. Họ tìm đến nơi này để học cách buôn bán, nuôi dạy con cái và thoát khỏi cuộc sống bị bạo lực. 

Hiện có 47 phụ nữ và 200 trẻ em ở Umoja. Họ sống vô cùng tiết kiệm và có thu nhập đều đặn, đủ khả năng tự cung cấp thực phẩm, quần áo và chỗ ở cho tất cả mọi người. Những người đứng đầu làng điều hành một khu cắm trại, cách đó một km bên sông, cho các nhóm du khách đi săn nghỉ chân. Ngoài ra, làng Umoja cũng mở cửa cho khách du lịch ghé thăm. Trong đó, những người phụ nữ thu phí vào cửa khá khiêm tốn và hy vọng rằng khi đến làng, du khách sẽ mua được đồ trang sức do họ tự tay làm làm.

Ở Umoja, bà Lolosoli còn là người trực tiếp đối mặt với những lời đe dọa và tấn công từ đàn ông địa phương kể từ khi ngôi làng thành lập. Sự tấn công gay gắt từ phái mạnh trong thời gian qua không hề khiến bà cảm thấy nản lòng. Chia sẻ với Guardian, bà Lolosoli đã bày tỏ sự tự hào đối với những gì bà và những người phụ nữ khác đã đạt được trong 30 năm xây dựng Umoja. 

Một trong những điểm đặc biệt của cộng đồng Umoja là một số cư dân giàu kinh nghiệm hơn đã đào tạo và giáo dục phụ nữ và trẻ em gái từ các làng Samburu xung quanh về các vấn đề như tảo hôn. Trong đó, việc có thai khi tảo hôn là một điều cấm kỵ. Trong trường hợp một bé gái lỡ mang bầu, bé gái này sẽ buộc phải phá thai với sự hỗ trợ của phụ nữ làng Umoja.

Milka, người đứng đầu trường học được xây dựng trên mảnh đất thuộc sở hữu của những người phụ nữ Umoja dành cho trẻ em, chia sẻ: "Nếu một cô gái kết hôn khi còn nhỏ, cô gái đó hoàn toàn chưa đủ năng lực làm cha mẹ". 

Chia sẻ về cuộc sống tại "Nữ nhi quốc" ngoài đời thực, Judia (19 tuổi) cho biết cô tìm đến ngôi làng này từ khi mới 13 tuổi vì bị gia đình bán đi và ép kết hôn. Cô nói: "Giờ đây, mỗi khi tôi thức dậy, tôi luôn có thể mỉm cười vì xung quanh tôi được bao trùm bởi sự giúp đỡ và tình yêu thương". 

Dù đàn ông không được phép sống trong làng Umoja nhưng những người phụ nữ được khuyến khích ra ngoài và sinh con. Ảnh: Guardian

Dù đàn ông không được phép sống trong làng Umoja nhưng những người phụ nữ được khuyến khích ra ngoài và sinh con. Ảnh: Guardian

Theo Guardian, một điều kỳ lạ khác trong ngôi làng này là dù chỉ có toàn phụ nữ lại có rất nhiều trẻ em. Giải thích về việc này, một cư dân làng Umoji cho biết: "Chúng tôi vẫn thích đàn ông. Họ không được phép sống ở đây nhưng chúng tôi yêu trẻ em và phụ nữ vẫn cần sinh con, ngay cả khi chưa kết hôn".

Được biết, Lotukoi là người đàn ông duy nhất đến Umoja mỗi này vào trước khi mặt trời mọc, để chăn bầy. Chia sẻ về ngôi làng chỉ dành cho phụ nữ, anh nói: "Chăm sóc trẻ em, chặt củi và nấu ăn là việc của phụ nữ, còn đàn ông trông nom gia súc. Thật lạ vì bạn không thấy đàn ông ở đây mà lại thấy rất nhiều trẻ nhỏ, điều đó có nghĩa là phụ nữ tại đây ra ngoài để tìm đàn ông".

Nguồn: [Link nguồn]

Ngôi làng nhà nào cũng treo áo đỏ ở cổng và sự thật câu chuyện đáng sợ phía sau

Theo báo chí Thái Lan, câu chuyện về những chiếc áo đỏ treo đầu cổng tại vùng đông bắc xứ Chùa vàng liên quan tới cái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo Guardian) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN