Ngỡ ngàng bị phạt nguội xe trùng biển số, chủ ô tô cần phải làm gì?

Chủ xe ô tô bị phạt nguội chứng minh là ô tô mình không vi phạm, nhưng không được CSGT chấp thuận thì có thể khiếu nại, khởi kiện ra tòa.

Thời gian vừa qua, nhiều chủ xe ô tô khá bức xúc vì gặp tình trạng đi kiểm định ô tô nhưng bị từ chối do dính phạt nguội. Tuy nhiên, khi check thông tin phạt nguội thì các chủ xe ngỡ ngàng vì trong khoảng thời gian đó xe không di chuyển các cung đường đã bị phạt.

Đáng chú ý, hiện nay hiện tượng dán băng dính lên 1 chữ số trên biển xe để làm sai lệch biển số xe, khiến cho chủ xe có biển số tương tự bị "phạt oan".

Nhiều chủ xe ngỡ ngàng vì xe không di chuyển cũng bị phạt nguội. Ảnh: LÊ THOA

Nhiều chủ xe ngỡ ngàng vì xe không di chuyển cũng bị phạt nguội. Ảnh: LÊ THOA

Do đó, nhiều chủ xe đặt ra câu hỏi: Để chứng minh xe mình không bị phạt nguội thì cần phải làm gì trong trường hợp này.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022 của Bộ Công an, từ 21-5, người vi phạm giao thông bị phạt nguội được quyền đóng phạt tại nơi cư trú, mà không cần phải đến cơ quan công an nơi địa phương phát hiện vi phạm để thực hiện các thủ tục nộp phạt.

Trao đổi với PLO, Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính (theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính)”.

Cũng theo luật sư Tuấn, quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020 của Bộ Công an (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 15/2022), khi phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, CSGT tiến hành dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

“CSGT có trách nhiệm chứng minh lỗi của người tham gia giao thông khi xử phạt hành chính, có thể thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như camera, máy bắn tốc độ… hoặc trực tiếp phát hiện”- luật sư cho hay.

Luật sư Tuấn cũng phân tích thêm, theo quy định tại Khoản 12 Điều 80 Nghị định 100/2019, nếu chủ phương tiện không đến phối hợp giải quyết vụ việc vi phạm theo thông báo của Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, thì đơn vị này sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trên chương trình quản lý kiểm định.

CSGT đang hướng dẫn người dân khai thông tin bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Ảnh: THY NHUNG

CSGT đang hướng dẫn người dân khai thông tin bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Ảnh: THY NHUNG

“Trong quá trình làm việc với CSGT, người vi phạm chứng minh là xe ô tô mình không vi phạm, đây có thể do lỗi kĩ thuật hoặc có người giả mạo, đi xe ô tô biển giả (trùng biển số với xe của bạn). Nếu CSGT không chấp nhận thì chủ phương tiện (hoặc người điều khiển) có quyền khiếu nại, khởi kiện ra tòa”- luật sư Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo luật sư Tuấn, việc chứng minh chứng cứ khi khiếu nại, khởi kiện sẽ tiến hành theo luật định.

Cần tăng nặng hình phạt che biển số

Luật sư Bùi Quốc Tuấn cho hay, Nghị định 123/2021 về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt, người điều khiển ô tô cố tình che biển số hiện chỉ bị phạt 4-6 triệu đồng. Mức phạt này đang là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe cho hành vi che biển số.

Do đó, luật sư này đề xuất: “Cơ quan chức năng cần nghiên cứu tiếp tục tăng nặng hình phạt hoặc có thêm hình phạt bổ sung như tịch thu phương tiện để tránh gây bức xúc cho người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Hiểu đúng về dung dịch Adblue trên các mẫu xe mới đạt chuẩn Euro 5

Khu vực đổ dầu của xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5 có thêm chỗ đổ dung dịch Adblue, vậy dung dịch này để làm gì?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Kỹ năng lái xe ô tô Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN