Máy quay thô sơ cho 25 tập Tây Du Ký
Đoàn phim Nhật Bản đã hết sức bất ngờ trước việc đoàn phim Tây Du Ký thực hiện toàn bộ các tập phim chỉ với một máy quay duy nhất, phương tiện kỹ thuật lạc hậu, nghèo nàn.
Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng "Tây du ký" phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao. Thế nhưng, để có một tập phim được yêu thích như thế, đoàn làm phim đã trải qua rất nhiều khó khăn mà hiếm người biết được. Chuyên đề Tây Du Ký - Chuyện giờ mới kể sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn chân thật về quá trình thực hiện tác phẩm kinh điển nổi tiếng này. |
Tháng 5/1985, phó giám đốc đài Truyền hình Trung ước Trung Quốc (CCTV) lúc bấy giờ là bà Nguyễn Nhược Lâm cùng phó bộ trưởng Kim Chiếu đã dẫn đoàn gồm 10 đạo diễn điện ảnh Trung Quốc từ các địa phương, trong đó có đạo diễn Dương Khiết đến Nhật Bản tham dự chương trình Hội nghị giao lưu Nghệ thuật Điện ảnh Nhật – Trung lần thứ 2.
Hội nghị được tổ chức tại Tokyo, mỗi một đài truyền hình ở Nhật phụ trách tiếp đón một đạo diễn của phía Trung Quốc. Dương Khiết được phó giám đốc đài NHK là Triệu Quân Điền tiếp đón.
Đạo diễn Dương Khiết (áo đen) đang chỉ đạo các diễn viên thể hiện theo kịch bản.
Đến Nhật Bản lần này, mỗi đạo diễn Trung Quốc đều mang theo một sản phẩm ưng ý của riêng mình, đạo diễn Dương Khiết mang theo tập Thu nhận Trư Bát Giới trong loạt phim Tây Du Ký do bà làm đạo diễn. Sau khi xem xong, Dương Khiết và Triệu Quân Điền có thảo luận với nhau về bộ phim, phía Nhật tỏ ra hết sức kinh ngạc và sửng sốt với bộ phim của bà, đặc biệt ở hai điểm mà ông này chú ý. Thứ nhất, các đồng nghiệp Nhật Bản không ngờ một bộ phim như Tây Du Ký lại do một “ngài nữ” đạo diễn dàn dựng (người Nhật dù nam hay nữ đều gọi kính cẩn bằng “tiên sinh” – ngài).
Ngoài ra, quan niệm về đẳng cấp của người Nhật vô cùng chặt chẽ, nghiêm ngặt. Vốn dĩ Triệu Quân Điền là phó chủ nhiệm phòng biên tập, mọi vấn đề về Tây Du Ký mọi người trong đài đều có thể tham khảo từ vị này. Những câu hỏi đều hết sức chi tiết và lắt léo, vì nhiều câu hỏi quá cụ thể nên Triệu Quân Điền không thể trả lời rành mạch, vì vậy đã giới thiệu cho quan khách ở đây về đạo diễn Dương Khiết, bởi theo lời ông Triệu giới thiệu thì Dương Khiết chính là đạo diễn bộ phim Tây Du Ký.
Rất nhiều quan khách, những nhà làm phim của Nhật có mặt tại hội nghị tỏ ra vô cùng bất ngờ lẫn ngạc nhiên, có người đứng dậy và cho biết bản thân anh cảm thấy vô cùng khâm phục đạo diễn Dương: “Khâm phục, khâm phục! Ở đất nước chúng tôi,nhưng bộ phim như thế này đều do các đạo diễn nam giới đảm nhiệm”.
Đạo diễn Dương Khiết chỉ đạo cùng quay phim trong Tây Du Ký khi ở Quế Lâm, Quảng Tây.
Dương Khiết (trái) biên tập và cắt phim Tây Du Ký bằng những phương tiện kỹ thuật thô sơ như thế này.
Dương Khiết trả lời, ở Trung Quốc không ngăm cấm đạo diễn nữ và không chỉ có mình bà là đạo diễn nữ. Dương Khiết giờ mới vỡ lẽ vì sao phụ nữ trong xã hội Nhật lại có địa vị thấp đến vậy. Khi một vị hỏi có bai nhiêu máy quay để thực hiện những màn biến hóa của các nhân vật trong Tây Du Ký, Dương Khiết nói ngắn gọn: “Chỉ có duy nhất một máy quay”. Phía dưới mọi người cho rằng Dương Khiết nghe không rõ hoặc chưa thực sự hiểu câu hỏi của họ nên tiếp tục hòi lại: “Ý chúng tôi là chị dùng bao nhiêu máy quay để quay bộ phim này?”. Dương Khiết hiểu ý họ nên trả lời rành rọt hơn: “Chúng tôi chỉ có một máy quay, tất cả mọi cảnh quay trong phim đều chỉ dùng một máy quay chỉ nhất để quay”.
Câu trả lời của Dương Khiết khiến phần đông những nhà làm phim Nhật cảm thấy sững sờ, họ giơ tay gạt lên gạt xuống tỏ ý khó tin, không thể có chuyện một máy quay lại làm được những cảnh quay như vậy, một máy quay và một người quay càng khiến đồng nghiệp Nhật ngỡ ngàng.
Tây Du Ký được thực hiện với một máy quay duy nhất như thế này (Cảnh phim quay tại Nhà hát Nghệ thuật Quân đội Bắc Kinh).
Một máy quay duy nhất để thực hiện phim Tây Du Ký.
Dương Khiết liền giải thích thêm khi nhấn mạnh: “Đúng vậy, chúng tôi không có nhiều máy quay, vì vậy khi quay Tây Du Ký cũng chỉ được cấp duy nhất một máy quay. Do đó tất cả cảnh quay trong phim đều chỉ do một đạo diễn quay phim thực hiện”. Những cái lắc đầu và tặc lưỡi của phía Nhật khi cho rằng, đây là một điều không thể và khó tin.
Tại Nhật Bản, Dương Khiết cùng đồng nghiệp Trung Quốc có cơ hội được thăm quan cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị làm phim của đài NHK, quá trình làm phim và sản xuất phim của phía Nhật Bản. Nhận thấy trang thiết bị của một đài truyền hình Nhật quá phong phú và hiện đại hơn gấp nhiều lần của Trung Quốc, cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong một phòng thu âm và ghi hình của Nhật, có đến 5 – 6 máy quay, ngoài ra còn có một máy quay được đặt trên đường ray và di chuyển dễ dàng, có thể di chuyển theo mọi góc độ. Trong khi ánh sáng do một máy phát sáng đặt ở trên cao điều khiển bằng thiết bị điện tử, mọi máy móc ở đây đều là thiết bị tự động, ngay cả phông nền chứ không phải thực hiện thủ công như ở Trung Quốc… Mọi trang thiết bị ở đây đều vô cùng hoàn hảo, tiên tiến. Trên tầng thượng của tòa nhà của đài còn có vài máy bay trực thăng phục vụ cho việc quay cảnh quay từ trên cao.
Các nhân viên trong đoàn đã phải dùng đến các vật liệu thô sơ tự tạo khi quay Tây Du Ký.
Bên trong một trường quay có quy mô đang được bày trí liền vài nội cảnh của một bộ phim. Trước khi tiến hành quay một tập phim, mọi công đoạn đều phải được bố trí hoàn tất, mọi vấn đề cũng như thắc mắc đều phải được giải quyết ổn thỏa và giải đáp cặn kẽ, sau đó được thẩm định lại một lần nữa rồi mới tiến hành quay thử lần đầu, cuối cùng mới bắt đầu quay chính thức. Kết quả là chỉ sau hai lần quay là cảnh quay đã hoàn thành tốt. Diễn viên tiếp tục sang bối cảnh khác để tiếp tục tiến hành quay những cảnh tiếp sau. Cách thức quay thế này cũng giống như việc quay những tiết mục ca nhạc trực tiếp ở Trung Quốc từng làm. Ở Nhật họ không ghi hình lại mà chỉ trực tiếp phát. Sau khi các khâu tập dượt một cách thuần thục rồi, trang thiết bị máy móc, nhân lực đều sẵn sàng sẽ tiến hành trực tiếp quay và chỉ sau một lần quay là xong.
So với cách làm phim của phía Nhật, Trung Quốc không có nhiều trang thiết bị máy quay như của Nhật, càng không có những khung đỡ, đường ray, cần trục cho máy quay di động trên không trung. Hiện ở Trung Quốc chỉ có 3 đài có máy quay có thể dùng sức kéo của người quay phim, trong khi thiết bị ánh sáng cũng không phải thiết bị vận hành tự động.
Hệ thống chiếu sáng cũng hết sức thủ công như thế này.
Sau khi thăm quan xong, phó giám đốc Nguyễn hỏi Dương Khiết: “Cô Dương Khiết này, họ quay nhanh thật đấy, cô thấy sao? Có thể quay tốc độ được như họ không?”. Dương Khiết quả quyết, nếu có điều kiện trang thiết bị như của Nhật thì bà cũng có thể làm được như đồng nghiệp Nhật. Thấy Nguyễn Nhược Lâm chỉ nhìn mình mà không nói, đạo diễn Dương trong lòng chắc mẩm, phó đài Nguyễn hẳn đang nghĩ sao Dương Khiết lại có thể khoa trương và tự tin thái quá đến vậy. Tuy nhiên bản thân Dương Khiết không phải không khiêm tốn, bởi nếu mang so sánh những thiết bị ưu việt của phía bạn đem so với vật lực của đài CCTV thì đúng là một trời một vực. Nhưng để quay được bộ phim Tây Du Ký trong điều kiện như của CCTV thì Nhật Bản đúng là chỉ có nước “xách dép chạy theo”.
Hơn nữa, thiết bị quay của Dương Khiết chỉ có duy nhất một máy quay, ngay đến điều này cũng đã khiến cho phía đồng nghiệp Nhật Bản vô cùng ngạc nhiên và không tin nổi. Không những thế, ở đài CCTV hiện giờ vẫn còn loại máy quay đời cổ lỗ xí và lạc hậu nhất là loại máy quay 300P, đến nỗi những nhà quay phim mỗi khi dùng đến cũng toát mồ hôi hột và phải chuẩn bị kỹ, mất rất nhiều thời gian. Ngay cả trong trường hợp đã chuẩn bị đâu ra đấy rồi nhưng vẫn có khi đang quay lại”dở chứng”.
Quay phim Vương Sùng Thu (cầm máy) và phó quay Đường Kế Toàn thực trên trường quay.
Cho dù có nâng niu đến thế nào thì vẫn không thể ngăn được những lúc máy gặp trục trặc giữa chừng. Hơn nữa, điều kiện làm việc ở Trung Quốc khi quay phim cũng gặp nhiều vùng khí hậu, địa lý khắc nghiệt, quay trong rừng rậm, hang động ẩm ướt, khe núi… Không kể trời mưa hay nắng, những lúc trời giá lạnh thì những chiếc máy quay “già khụ khị” vẫn phải hoạt động hết công suất, hiếm khi được nghỉ ngơi, bảo dưỡng đúng định kỳ.
Còn một vấn đề nữa là việc quay phim và ghi hình ở Trung Quốc vẫn là hai bộ phận riêng biệt, vừa cồng kềnh và vô cùng nặng nề. Lên rừng xuống biển,vào động ra suối đều phải vác trên người không khác bò kéo xe. Dương Khiết nhớ có lần thực hiện quay cảnh công chúa cưỡi ngựa săn thỏ trong tập Trí khôn Mỹ Hầu Vương ở Thạch Lâm,Vân Nam. Khi quay cảnh này, nhân viên thư ký đã phải mua về hai con thỏ, nhưng khi thả thỏ ra để quay thì khác nào thả hổ về rừng, trong nháy mắt chú thỏ đã chạy biến mất tiêu. Vậy là nhân viên thu hình vác cả máy chạy đuổi theo thỏ, hai nhân viên kỹ thuật ghi hình cũng ôm theo máy cùng anh thu hình chạy đuổi theo thỏ, có người lúc đó vác theo máy giám sát cũng nhập cuộc đuổi bắt lấy thỏ. Ngay đến đạo diễn Dương Khiết lúc đó cũng chạy theo anh này với hy vọng túm được chú thỏ tội nghiệp, thế là cả một toán người a lô xô chỉ vì một con thỏ. Cũng chỉ vì một con thỏ mà gần chục con người chạy thở không ra hơi, trong khi thỏ thì chạy mất dạng, ai cũng mệt phờ râu trê đến nỗi nằm vật ra đất vì mệt, lúc này hai nhân viên kỹ thuật vẫn ôm khư khư chiếc máy ghi hình bên mình.
Vì không có máy quay có tiêu cự xa nên quay phim phải đứng sát để quay như thế này.
Đoàn Tây Du Ký có lần phải dùng đến máy quay có thể quay được từ xa, đứng từ xa quay vẫn có thể thấy được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, đồng thời phục vụ cho những cảnh quay biến hình, hóa thân… Mặc dù máy quay của đoàn vẫn có thể thực hiện những cảnh quay biến hình, tuy nhiên độ zoom của máy thì không ăn thua, hiệu quả không thể đọ lại so với máy quay có tầm ngắm cự ly xa được.
Cái khó là hiện đài truyền hình Trung ương Trung Quốc chỉ có duy nhất một máy như thế, trong khi đoàn phim khác lại đang sử dụng. Dương Khiết đành phải gửi công văn báo cáo và “xếp hàng” chờ đến lượt thì mới có cơ hội được sử dụng loại thiết bị “hiện đại” nhất này.
Cảnh quay ở Hỏa Diệm Sơn may mắn đoàn đã xin mượn được máy quay có tầm nhìn xa.
Trước khi đến Tân Cương quay, Dương Khiết đã phải báo cáo lên cấp trên với hy vọng có thể được dùng máy quay cự ly xa cho những cảnh quay ở Hỏa Diệm Sơn. May mắn là lần đó đề xuất của nữ đạo diễn được phê chuẩn, nhưng cũng chỉ được sử dụng trong thời gian vài ngày và phải trả lại cho đoàn khác sử dụng.
Những cảnh biến hóa quay ở trường quay trong nhà thì hoàn toàn phải dựa vào sự điều khiển máy móc của nhân viên quay phim. Ngoài ra đoàn Tây Du Ký không hề có một phương tiện hỗ trợ hiện đại nào khác, không có đường ray di động, không có máy điều khiển lên xuống, không có cần quay từ trên cao cũng như máy bay trực thăng, bộ đàm…
Một chiếc máy quay ba chân quen thuộc để tạo nên Tây Du Ký kinh điển.
Máy quay của đoàn phim Tây Du Ký cũng chỉ có chiếc máy quay ba chân, để mang ra bàn bạc mổ xẻ chỉ còn biết nhìn thẳng vào sự thật mà nói, bấy nhiêu là không hề đủ để thực hiện một bộ phim. Chỉ còn cách là phải “thiên biến vạn hóa”, tự mày mò sáng tạo dựa vào nhân viên quay phim cũng như sức lực và sự cộng tác của toàn bộ ê kíp đoàn phim.