Trẻ làm gì cũng chậm chạp, cha mẹ thử áp dụng 3 cách này

Sự kiện: Dạy con

Trẻ lề mề, chậm chạp hay trì hoãn cần được cha mẹ sớm uốn nắn và chỉnh sửa ngay từ sớm.

Một trong những thói quen của con cái khiến cha mẹ nhiều lúc phải “phát điên” đó là tính chậm chạp hay trì hoãn. Đây là một thói quen không tốt nên cha mẹ rất muốn sửa đổi cho con mình ngay từ sớm.

Chị Trần (Trung Quốc) sáng nào cũng bắt gặp cảnh này của nhà hàng xóm, đó là chị Lý luôn vừa hối thúc vừa la lắng khi đưa con đi học: “Nhanh lên con, có nhanh lên không thì bảo. Nếu con không nhanh lên hôm nay chúng ta lại muộn mất. Mẹ nói cho con biết, tháng này con đến muộn mấy lần rồi đó, chị giáo than phiền cho mẹ hoài”.

Trong một lần tan làm, chị Trần tình cờ thấy chị Lý đang dắt con về. Chị Lý vội vàng bước đi, còn con trai chị cứ bình thản cúi đầu theo sau, thậm chí mãi ngó quanh rồi té ngã.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thấy vậy, chị Trần ra hiệu cho chị Lý đợi con mình. Chị Lý quay lại nhìn con rồi bất lực thở dài.

Chị Lý muốn mở miệng thúc giục con trai đi nhanh lên nhưng không hiểu sao lại chẳng muốn thốt nên lời. Nhìn tình cảnh này của 2 mẹ con, chị Trần thắc mắc không biết chuyện gì đã xảy ra.

Khi nghe chị Trần hỏi han, chị Lý như được dịp trút hết tâm tư muộn phiền trong lòng mình. Hóa ra cả tháng nay con trai chị Lý đi học muộn quá nhiều nên chị đành phải đích thân đưa con đến trường.

Nhưng ngay cả như vậy, chị Lý vẫn bị giáo viên chủ nhiệm gọi lại trao đổi. Chị Lý nói: “Cô giáo yêu cầu tôi phải thường xuyên thúc giục con mình nhanh lên. Có phải tôi không thúc giục nó đâu nhưng càng làm thì nó càng lỳ và chậm chạp hơn. Chỉ mỗi việc mang giày mà tốn tới 10 phút mới xong. Từ nhà tới trường chỉ đi bộ mất 15 phút nhưng thằng bé tốn tới nửa tiếng.

Vừa rồi tôi định thúc giục thằng bé đi nhanh hơn nhưng sợ nó không nghe lời mà lại càng đi chậm hơn”.

Nói tới đây, chị Lý lại thở dài ngao ngán. Chị cũng cảm ơn chị Trần đã lắng nghe tâm sự của mình trong khi chờ con trai đi tới.

Nhìn bóng dáng hai mẹ con bước vào nhà, chị Trần chẳng biết nên đưa ra lời khuyên nào cho chị Lý, bởi chính con gái của chị cũng không nhanh hơn con chị Lý là mấy.

Tại sao trẻ lại hay chậm chạp, phải đợi cha mẹ thúc giục thì mới chịu làm nhanh hơn?

- Trẻ bị rối loạn nhịp điệu

Mặc dù trẻ em có khả năng kiểm soát cơ thể kém hơn người lớn nhưng chúng cũng có nhịp điệu riêng. Cha mẹ thường đánh giá con cái theo tiêu chuẩn riêng của họ, thực tế khả năng của trẻ đương nhiên không bằng người lớn.

Vì vậy cha mẹ sẽ có tâm lý lo lắng và biểu hiện ra ngoài bằng cách thúc giục trẻ.

Khi cha mẹ thúc giục con cái, họ đang phá vỡ nhịp sinh hoạt của trẻ. Trẻ càng không theo kịp nhịp độ của người lớn nên càng ngày càng chậm.

Trẻ làm gì cũng chậm chạp, cha mẹ thử áp dụng 3 cách này - 2

- Mang lại cảm xúc tiêu cực cho trẻ

Nếu cha mẹ không thúc giục trẻ hành động, chúng làm gì cũng lề mề, chậm chạp. Thế nhưng, nếu càng thúc giục nhiều, trẻ càng nảy sinh cảm xúc tiêu cực và muốn chống đối lại cha mẹ mình hơn. Trẻ dần nảy sinh tâm lý nổi loạn, càng bị thúc giục, càng cố tình làm chậm.

- Trẻ có vấn đề tâm lý

Trên thực tế, một số cha mẹ thúc giục con cái vì bản thân họ rất nóng tính. Thế nhưng trong suy nghĩ của trẻ, chúng nghĩ mình làm gì cũng chậm chạp, dẫn tới sự thiếu tự tin vào bản thân.

Trong trạng thái bị “thôi miên” này, tiềm thức trẻ sẽ nghĩ rằng tốc độ của mình thực sự rất chậm, và những cử động của tứ chi bên ngoài sẽ vô tình hợp tác với các hoạt động tâm lý, khiến trẻ lúc nào cũng chậm chạp.

Làm thế nào để trẻ tăng tốc độ lên?

1. Tôn trọng nhịp điệu

Việc trẻ vận động theo nhịp điệu của chính mình là điều khiến chúng thoải mái và thuận tiện. Cha mẹ nên nhận ra điều này, chấp nhận cũng như tôn trọng nhịp điệu riêng của trẻ.

Khi trẻ di chuyển chậm, cha mẹ không nên thúc giục trẻ theo nhịp của mình.

Trẻ làm gì cũng chậm chạp, cha mẹ thử áp dụng 3 cách này - 3

2. Rèn luyện ý thức về tốc độ

Trước đó, cha mẹ cần tìm hiểu xem sự chậm chạp của trẻ là cố ý hay vô ý. Tùy theo từng trường hợp mà cha mẹ nên đưa ra những hình phạt hoặc phần thưởng cho vấn đề nhanh chậm của con mình.

Ví dụ, nếu trẻ có thể mặc quần áo trong thời gian quy định, hãy mua cho trẻ cùng một món đồ chơi đã chờ đợi từ lâu.

Nếu không đến muộn trong một số ngày liên tục, cha mẹ đưa con đi xem một bộ phim chúng yêu thích. Điều này có thể cải thiện sự nhiệt tình của trẻ.

3. Xây dựng nhận thức về thời gian

Nhiều trẻ em không có khái niệm hoặc cảm giác trực quan về thời gian. Trong trường hợp này, cha mẹ nên dạy trẻ có ý thức về thời gian.

Ví dụ, đặt đồng hồ báo thức, quy định rằng việc gì đó phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định và việc đó phải kết thúc trước khi đồng hồ đổ chuông. Theo thời gian, trẻ sẽ hình thành được khái niệm thời gian và dần tăng tốc hành động của mình trong tiềm thức.

Nguồn: [Link nguồn]

Khi bị cha mẹ mắng, trẻ “im lặng” hay “nói lại” cho thấy chúng có những tính cách này khi lớn lên

Việc cha mẹ quan sát phản ứng của con cái sau khi bị la mắng có thể phần nào thấy được một số tính cách cần thay đổi ở con mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN