Tầm quan trọng của việc truyền đạt cảm xúc bằng lời nói cho trẻ từ 1-3 tuổi
Trẻ em nhận ra cảm xúc của bản thân thông qua các trải nghiệm mà chúng hiểu được từ những hành động “vui vẻ” hoặc “bực bội”. Và làm thế nào để một đứa trẻ có thể truyền đạt cảm xúc của mình thông qua ngôn từ là một điều rất quan trọng.
Tiếng nói của người mẹ là chìa khóa biểu hiện cảm xúc bằng từ ngữ
Giai đoạn từ 1-3 tuổi là lúc để trẻ tập nói, giao tiếp với mọi người, chúng sẽ có xu hướng sử dụng những từ được nghe liên tục. Đây là thời điểm vai trò của người mẹ được đánh giá rất quan trọng.
Khi một đứa trẻ bộc lộ cảm xúc cáu ghét, bực bội của mình bằng hành động bướng bỉnh, đập phá đồ đạc hoặc một số biểu hiện khác như khóc lóc, hờn dỗi. Vì ngôn từ còn hạn chế nên chúng sẽ biểu hiện thông qua hành động như vậy. Lúc này, người mẹ phải khéo léo trò chuyện với trẻ, mặc dù chúng có thể sẽ không hiểu được nhưng nếu hành động đó lặp đi lặp lại nhiều lần, chắc chắn trẻ sẽ hiểu được và nói ra cảm xúc của mình bằng từ ngữ cụ thể.
Ví dụ, khi trẻ không thích ăn cơm, chúng khóc hoặc ném thìa đi, vẻ mặt nhăn nhó khó chịu. Người mẹ lúc này sẽ cảm nhận được con mình không muốn ăn cơm, hãy nhìn thẳng vào mắt con và hỏi con rằng “Con không muốn ăn cơm phải không”, “Hôm nay con ghét cơm à”, “Con không thích món này à”...Hãy nhấn mạnh vào những từ truyền đạt cảm xúc như “không muốn”, “ghét”...nhiều lần để trẻ hiểu được, nếu mình không thích cái gì thì mình sẽ nói những từ đó với bố mẹ.
Chuyển đổi ngữ cảnh ăn, tắm, ngủ
Từ 2-3 tuổi, những bữa ăn giấc ngủ dần phụ thuộc vào trẻ hơn, trẻ có xu hướng không hợp tác nếu điều đó làm trẻ cảm thấy khó chịu, không vui. Người mẹ đôi lúc sẽ cảm thấy bất lực, tâm trạng rất tệ nếu trẻ quá bướng bỉnh.
Ví dụ, khi một đứa trẻ đang chơi say mê và mẹ đang gọi “Tới lúc đi tắm rồi con ơi, con nên dẹp đồ chơi một lúc nhé”. Thế nhưng, trẻ lại giả vờ như không nghe thấy gì cả, vẫn tiếp tục chơi, hoặc cáu gắt ném đồ chơi đi. Có thể người mẹ sẽ bực tức là cáu lên “Mẹ đã gọi con bao nhiêu lần con có biết không”, “Giờ con muốn như thế nào, hay để mẹ ném hết đồ chơi đi nhé”.
Nếu hành động như vậy, những gì người mẹ nhận được là sự bướng bỉnh, lầm lì của trẻ. Vì thế, lúc này, người mẹ nên ngồi xuống cùng với con, bày tỏ sự thất vọng, buồn bã trên khuôn mặt của mình, giọng nói cũng trầm xuống: “Mẹ biết con muốn chơi nữa nhưng mà tiếc quá, đến giờ con phải ăn cơm rồi”. Cảm xúc của trẻ sẽ thay đổi hoàn toàn bằng ánh mắt, câu nói, giọng điệu của người mẹ.
Khi trẻ vụng về, thất bại
Chẳng hạn khi trẻ ăn cơm hoặc uống nước, vô tình làm đổ bẩn hết áo quần của bố. Có thể trong trường hợp này trẻ sẽ làm bố mẹ bực tức lên. Hãy bình tĩnh và nói cho trẻ hiểu hành động của mình bây giờ đã gây phiền phức cho người khác.
Hãy khoan dọn dẹp và ngồi xuống trò chuyện với trẻ lúc này, người mẹ nên nói xin lỗi với bố trước mặt trẻ, dạy cho trẻ hiểu hành động làm đổ nước lên người bố sẽ làm bố là sai. Lặp lại lại từ xin lỗi vài lần, tỏ thái độ buồn bã và nhìn vào mắt của trẻ rồi nói “Con xin lỗi bố” cho đến khi nào trẻ nói ra từ đó thì mới dọn dẹp “bãi chiến trường”.
Và còn rất nhiều trường hợp khác trong cuộc sống mà mỗi người bố, người mẹ lúc nào cũng phải thật bình tĩnh để giải quyết và nuôi dạy trẻ tốt hơn. Ngoài ra, giao tiếp bằng việc ôm ấp, vuốt ve, trò chuyện chính là những cách làm tăng mối quan hệ yêu thương giữa trẻ và bố mẹ.
Làm thế nào bạn có thể tìm được tiếng nói chung với con để có thể nuôi dạy một cách tốt nhất? Dưới đây là 9 lời...