Sắp nâng số trẻ trong nhóm, lớp mẫu giáo tư thục lên 70 trẻ?

Sự kiện: Giáo dục

Bộ GD&ĐT vừa đề xuất lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 70 trẻ, trong khi quy định hiện hành là dưới 50 trẻ/lớp.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT để lấy ý kiến rộng rãi dư luận. 

Trong đó có một số quy định mới như: lớp mẫu giáo độc lập tư thục có không quá 70 trẻ; Bổ sung quy định về tổ trưởng chuyên môn trong nhóm trẻ...

Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) cho biết, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là cơ sở giáo dục khác, được quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2005. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc bao gồm một số nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong mỗi nhóm trẻ và lớp mẫu giáo thuộc nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/8/2015 (sau đây gọi là Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT).

Thực tế hiện nay, việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT tại một số địa phương, đặc biệt ở khu công nghiệp, khu đô thị, khu đông dân cư đang gặp những khó khăn, bất cập.

Sắp nâng số trẻ trong nhóm, lớp mẫu giáo tư thục lên 70 trẻ? - 1

Bộ GD&ĐT đề xuất nâng số trẻ tại nhóm, lớp mầm non tư thục tối đa là dưới 70 trẻ.

Theo quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT, số trẻ trong một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục không quá 50 trẻ, tuy nhiên thực tế nhiều nhóm, lớp mẫu giáo độc lập tư thục vượt trên 50 trẻ, có trường hợp trên 100 trẻ do khó khăn về điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức để thành lập trường. 

Việc tồn tại các nhóm lớp này hiện nay là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con theo giờ giấc linh hoạt, gần khu dân cư của phụ huynh trong điều kiện trường công lập không đủ khả năng đáp ứng.

Theo ông Nguyễn Bá Minh, thực hiện Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 6/12/2017 của Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2017, trong đó giao Bộ GD&ĐT rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục mầm non. Từ những lý do trên, việc sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT là rất cần thiết.

Việc xây dựng Thông tư sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục đảm bảo thống nhất với quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ-CP Chính phủ và danh mục văn bản quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; giúp địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tham gia phát triển GDMN; đồng thời đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Nội dung sửa đổi tập trung vào vấn đề khó khăn, cốt lõi của thực tiễn cần giải quyết ngay. Khi Luật giáo dục sửa đổi được ban hành, sẽ tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện phù hợp với Luật.

“Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã đăng tải Dự thảo thông tư trên mạng để xin ý kiến rộng rãi nhân dân. Các ý kiến sẽ được tiếp thu để hoàn thiện Thông tư trước khi ban hành chính thức” - Vụ trưởng vụ Giáo dục Mầm non của Bộ GD&ĐT cho biết thêm.

10 quy tắc cần tuân thủ để trẻ không quấy khóc buổi đầu học mẫu giáo

Trẻ quấy khóc, không chịu rời mẹ là những biểu hiện thường thấy buổi đầu đi học mẫu giáo. Cha mẹ chỉ cần tuân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Anh (Gia Đình & Xã Hội)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN