Nơi đóng cửa trường học lâu nhất châu Á trong hơn 600 ngày, học sinh mòn mỏi đợi ngày trở lại

Sự kiện: Giáo dục

Sau hơn 600 ngày đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19, các học sinh tại ngôi trường ở Ấn Độ đang mòn mỏi mong ngày được trở lại học trực tiếp.

Cô Dharini Mathur cho biết cậu con trai 4 tuổi của cô đã phải học trực tuyến qua internet ngay khi mới vào mẫu giáo. Hơn 600 ngày sau đó, cậu bé vẫn chưa thể tới trường gặp bạn bè và vẫn phải ngồi đối diện màn hình máy tính, cố gắng theo các lớp học online. Cậu bé này là một trong số hơn 4 triệu trẻ em tại thủ đô Delhi (Ấn Độ) không thể đến lớp học. 

Cô Mathur nhận xét việc đóng cửa trường học hàng loạt hiện nay đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập của trẻ nhỏ. Cô chia sẻ: "Các con của chúng tôi đã phải nghỉ học, không được tương tác với bạn bè. Sự cô lập này và những thứ khác đi kèm thực sự có ảnh hưởng rất lớn".

Được biết, chính phủ Delhi đã ra lệnh đóng cửa các trường học vào tháng 3/2020 khi các trường hợp mắc COVID_19 bắt đầu lây lan khắp đất nước. Theo đó, trường học đã phải đóng cửa trong phần lớn thời gian suốt 2 năm qua. 

Đây là một trong khu vực nơi trường học bị đóng cửa lâu nhất thế giới. Và đối với một thành phố có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, tình trạng sa sút học tập kéo dài đã dẫn đến những lo ngại về nguy sơ gia tăng nghèo đói, giảm khả năng kiếm tiền và dẫn đến căng thẳng về tinh thần và thể chất cho hàng triệu người.

Chỉ riêng ở Delhi, hàng trăm nghìn trẻ em từ các cộng đồng có thu nhập thấp hơn - những người không đủ tiền mua máy tính xách tay và sống trong môi trường chật chội và mất vệ sinh - có nguy cơ không được tiếp cận giáo dục.

Trường học bị đóng cửa lâu nhất châu Á

Ấn Độ chỉ xếp sau Uganda (Đông Phi) về thời gian đóng cửa trường học phòng dịch COVID-19. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đã đóng cửa các trường học trong 82 tuần - tức 574 ngày - từ tháng 3/2020 đến tháng 10/2021. Trong khi đó, vào khoảng thời gian tương tự, Uganda đã đóng cửa các lớp học trong 83 tuần.

Nhưng việc đóng cửa trường học của Ấn Độ không đồng nhất trên toàn quốc, vì mỗi bang chịu trách nhiệm thực hiện các hạn chế của riêng mình.

Vào tháng 3 /2021, chính phủ Ấn Độ đã thông qua một dự luật gây tranh cãi trao quyền sâu rộng cho thống đốc chưa được bầu chọn của Delhi để phê duyệt tất cả các quyết định hành pháp tại thủ đô.

Một nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trường học ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: CNN

Một nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trường học ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: CNN

Được biết, ông Baijal được Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền bổ nhiệm làm trung úy thống đốc vào tháng 12/2016. Vào thời điểm đó, Thủ hiến được bầu của Delhi là Arvind Kejriwal đã chỉ trích đạo luật này là "vi hiến" và "phản dân chủ", đồng thời tuyên bố động thái của BJP sẽ "cắt giảm đáng kể" quyền hạn của chính phủ đại diện.

Giờ đây, với tư cách là người đứng đầu DDMA, ông Baijal đang chịu trách nhiệm soạn thảo và thực hiện các quy định phòng chống COVID-19. Trong gần 2 năm, ông đã đóng cửa các trường học ở Delhi, với lý do lo ngại về sức khỏe.

Sau lần đóng cửa đầu tiên vào tháng 3/2020, các trường học ở Delhi vẫn tiếp tục tạm ngừng hoạt động trong thời gian còn lại của năm. Họ mở cửa trở lại một thời gian ngắn vào đầu năm 2021 - nhưng lại bị buộc phải đóng cửa khi Ấn Độ trải qua làn sóng lây nhiễm COVID-19 kinh hoàng vào tháng 4 năm đó.

Các trường học sau đó được mở cửa trở lại vào tháng 11/2021 khi tình hình ổn định nhưng sau đó lại tiếp tục tạm dừng vào tháng 12 do ô nhiễm không khí nghiêm trọng và sự gia tăng số ca mắc biến thể Omicron.

Theo Shaheen Mistri, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Teach For India, hậu quả của việc đóng cửa trường học liên tục thật "thảm khốc". Bà Mistri nói: "Việc này sẽ tác động ở nhiều cấp độ, rõ ràng nhất là trẻ có thể mất khả năng học tập".

Theo bà Mistri, 10% trẻ em ở các trường công lập ở Delhi đã bỏ học vì đại dịch và tác động kinh tế của nó đối với các gia đình nghèo. Bà nhận xét: "Tình trạng tảo hôn gia tăng, bạo lực đối với trẻ em gia tăng, dinh dưỡng là một vấn đề rất lớn vì nhiều trẻ em của chúng tôi phụ thuộc vào bữa ăn ở trường. Thực tế là chúng ta sắp đóng cửa trường học tròn 2 năm. Bọn trẻ đã mất quá nhiều điều".

Nhưng vấn đề không chỉ giới hạn ở các thành phố. Một cuộc khảo sát năm 2021 đối với 1.400 hộ gia đình của tổ chức phi chính phủ địa phương Road Scholarz cho thấy chỉ 8% trẻ em ở vùng nông thôn Ấn Độ học trực tuyến thường xuyên, trong khi 37% hoàn toàn không học - phần lớn là do các em không có quyền truy cập vào máy tính và điện thoại thông minh.

Trẻ em gái thậm chí còn thiệt thòi hơn. Theo Diễn đàn Quyền được Giáo dục của tổ chức phi chính phủ, ước tính khoảng 10 triệu trẻ em gái trung học ở Ấn Độ có thể bỏ học vì đại dịch - khiến các em có nguy cơ trở thành nạn nhân của đói nghèo, tảo hôn, buôn bán và bạo lực.

Bà Mistri nói: "Chúng tôi cần chuẩn bị tâm lý rằng tác động của điều này sẽ tồn tại rất lâu".

Lo lắng và cô lập

Con trai của cô Mathur gặp giáo viên của mình trực tuyến vào tháng 3/2020. Vào thời điểm đó, cậu bé không biết đọc hoặc đánh máy và chưa bao giờ sử dụng phần mềm học trực tuyến trước đây. Mẹ cậu bé tâm sự: "Chúng tôi rất buồn khi thấy thẳng bé phải vật lộn trên Zoom mỗi ngày. Con trai tôi phải bật tiếng khi cháu muốn nói và tắt tiếng khi không nói. Cháu phải học cách viết online. Làm thế nào mà bạn có thể học cách cách cầm bút chì trên mạng?"

Đặc biệt, bé trai 4 tuổi này chưa bao giờ được gặp bạn bè cùng lớp. Cô Mathur lo ngại việc rằng những năm tháng định hình cuộc đời của con trai cô - được cho là một số trong những năm quan trọng nhất - đang bị ảnh hưởng vì việc đóng cửa. 

UNICEF ước tính việc đóng cửa trường học đã ảnh hưởng đến khoảng 250 triệu trẻ em Ấn Độ. Ảnh: DW 

UNICEF ước tính việc đóng cửa trường học đã ảnh hưởng đến khoảng 250 triệu trẻ em Ấn Độ. Ảnh: DW 

Mathur nói: "Chúng tôi thực sự lo lắng về sự phát triển xã hội của con trai. Thằng bé chưa bao giờ có cơ hội học cách tương tác với những đứa trẻ cùng tuổi. Chúng tôi cố gắng mang lại điều đó cho con trai nhưng không có nơi nào giống trường học".

Trong khi đó, một gia đình khác, gia đình của cô Rubita Gidwani cũng chia sẻ những nỗi lo tương tự. Cô con gái 13 tuổi của cô đã không được đến trường vì đại dịch. Cô Gidwani nhận định "cái giá" của việc đóng cửa trường học rất rõ ràng.

Cô tâm sự: "Những nỗi lo của trẻ em đang tăng lên rất nhiều. Bạn muốn những đứa trẻ được hạnh phúc. Bạn muốn những đứa trẻ có cơ hội phát triển. Nhưng tôi tin rằng việc này đã bị ảnh hưởng rất nhiều". 

Trong một tuyên bố hôm 27/1 (giờ địa phương), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã kêu gọi "các chính phủ làm mọi thứ trong khả năng của mình" để mở cửa trở lại trường học. Tuyên bố của UNICEF nêu: "Chúng ta cần có những hành động mạnh dạn để tạo điều kiện cho mọi trẻ em trở lại trường học. Điều này bao gồm việc cung cấp hỗ trợ toàn diện, đặc biệt tập trung vào trẻ em bị thiệt thòi trong mỗi cộng đồng, chẳng hạn như các lớp học giúp trẻ bắt kịp, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và dinh dưỡng, bảo vệ và các dịch vụ chính khác".

Nguồn: [Link nguồn]

Thành phố nào có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới?

Không phải Tokyo (Nhật Bản) hay Munich (Đức), thủ đô London (Anh) mới là thành phố có nền giáo dục tốt nhất thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN