Những quy ước bàn tay giúp tính toán 'dễ như ăn kẹo'

Sự kiện: Giáo dục

Cách tính số ngày trong tháng, tính giờ mặt trời lặn, tính nhẩm Finger Math dựa trên quy ước bàn tay rất hữu ích trong cuộc sống.

Tính số ngày trong tháng bằng bàn tay

Nhiều khi bạn muốn biết tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 có bao nhiêu ngày để sắp xếp kế hoạch công việc. Thay vì mỗi lần muốn biết lại phải mở lịch ra tra thì bạn chỉ cần nhớ cách tính số ngày trong tháng bằng bàn tay thôi.

Bạn chỉ cần nắm bàn tay lại, quan sát các khớp ngón tay trên mu bàn tay, bắt đầu tính tháng 1 từ khớp ngón tay trỏ. Sau khi tính hết một lượt, bạn quay về điểm đầu tiên và tiếp tục đếm tháng tiếp theo.

Những tháng nằm ở khớp lồi có 31 ngày, những tháng rơi vào chỗ hõm xuống có 30 ngày hoặc ít hơn (trường hợp của tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày).

Những quy ước bàn tay giúp tính toán 'dễ như ăn kẹo' - 1

Bàn tay dự tính thời gian mặt trời lặn 

Bạn có thể xác định được còn khoảng bao nhiêu lâu nữa mặt trời sẽ lặn bằng cách khép bàn tay lại, đặt song song với mặt trời sao cho vị trí nằm trên ngón tay trỏ.

Đếm số ngón tay từ ngón trỏ cho đến ngón cuối cùng chạm vào đường chân trời. Mỗi ngón tay tương ứng với khoảng 15 phút.

Những quy ước bàn tay giúp tính toán 'dễ như ăn kẹo' - 2

Tính nhẩm bằng 2 bàn tay

Finger Math là phương pháp học toán tư duy qua việc tính nhẩm bằng hai bàn tay. Trong phương pháp học toán truyền thống, bé chỉ có thể đếm đến 10 tương ứng với 10 ngón tay.

Tuy nhiên, với phương pháp Finger Math, có thể đếm đến 30, 50, hay 99 một cách dễ dàng.

Phương pháp này có các quy tắc:

- Các ngón tay bên phải dùng để chỉ các số hàng đơn vị.

- Các ngón tay bên trái dùng để chỉ các số hàng chục.

- Số 0 tương ứng với việc nắm tay lại.

- Quy ước bàn tay phải tương ứng với các số hàng đơn vị: Số 1 giơ ngón trỏ; số 2 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); số 3 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn); số 4 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út); số 5 giơ ngón cái; số 6 giơ (ngón cái và ngón trỏ); số 7 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); số 8 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 9 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út).

- Quy ước của bàn tay trái tương ứng cho các số hàng chục: số 10 giơ ngón trỏ; số 20 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); số 30 giơ (ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 40 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út); số 50 giơ ngón cái; số 60 giơ (ngón cái và ngón trỏ); số 70 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); số 80 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 90 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út).

Những quy ước bàn tay giúp tính toán 'dễ như ăn kẹo' - 3

- Số có 2 chữ số được ghép từ số hàng chục và số hàng đơn vị tương ứng với việc ghép giữa các ngón tay trái và các ngón tay phải. Ví dụ số 11 thì bé sẽ giơ (ngón trỏ tay trái và ngón trỏ tay phải); số 17 bé sẽ giơ (ngón trỏ tay trái và ngón cái, ngón trở, ngón giữa) của tay phải.

- Khi duỗi ngón tay ra sẽ là phép cộng, khi co ngón tay lại sẽ là phép trừ

- Quy tắc phép cộng: khi ngón cái duỗi ra thì 4 ngón còn lại sẽ phải co lại.

- Quy tắc phép trừ: khi ngón cái co lại thì 4 ngón còn lại sẽ phải duỗi ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Những mẹo dạy con hiệu quả từ các giáo viên mầm non

Mặc dù trẻ 3 và 4 tuổi vẫn cần rất nhiều sự giúp đỡ của cha mẹ nhưng theo các chuyên gia mầm non: trẻ em có thể làm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Khánh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN