Những nhà khoa học thế hệ 8X lọt top hàng đầu thế giới

Sự kiện: Giáo dục

Năm 2019 đánh dấu sự kiện đặc biệt khi không ít nhà khoa học trẻ thế hệ 8X có tên trong danh sách top hơn 100.000 (chính xác là 106.369) nhà khoa học hàng đầu thế giới thông qua trích dẫn khoa học và các chỉ số trắc lượng khoa học từ Cơ sở dữ liệu Scopus

Là một trong số ít các nhà khoa học Việt Nam có tên trong top hơn 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới, TS Phạm Việt Thành, hiện đang giảng dạy tại khoa Điện - Điện tử, Trường đại học Phenikaa. Anh cũng là trưởng nhóm nghiên cứu "Các hệ thống thông minh thông tin", một trong 9 nhóm nghiên cứu mạnh vừa được Trường đại học Phenikaa phê duyệt trong năm 2019.

TS Phạm Việt Thành, hiện đang giảng dạy tại khoa Điện - Điện tử, Trường đại học Phenikaa

TS Phạm Việt Thành, hiện đang giảng dạy tại khoa Điện - Điện tử, Trường đại học Phenikaa

Năm 2013, cầm tấm bằng tiến sĩ của Đại học Catania (Cộng hòa Ý), TS Thành không nghĩ mình sẽ đi theo con đường nghiên cứu mà lựa chọn marketing. Tuy vậy, sau khi gặp và nhận được những lời khuyên của thầy dạy từ thời đại học, anh trở lại ĐH Bách Khoa Hà Nội làm công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Trong khoảng 7 năm từ năm 2013 đến nay, TS Thành đã xuất bản hơn 80 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín. Đặc biệt, các bài báo của TS Thành có chỉ số ảnh hưởng về nghiên cứu quốc tế (H-index) và số lượt trích dẫn cao.

Tuy nhiên, với TS Thành, số lượng bài bài báo quốc tế chưa phải là thước đo để đánh giá thành quả của một nhà khoa học. Việc có nhiều bài đôi khi còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà nhà khoa học theo đuổi. Có những lĩnh vực đòi hỏi phải có nhiều thiết bị máy móc, phải làm nhiều thí nghiệm mới ra được kết quả nên rất khó để có công bố. Đặc biệt đối với một nhà khoa học tham gia giảng dạy ở trường đại học, bài báo công bố quốc tế chỉ là một phần của công việc bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy.

Nhà khoa học trẻ tâm sự mong ước của anh là đào tạo ra những người trẻ tài năng, tạo ra môi trường học thuật giúp sinh viên trưởng thành trong quá trình học tập và nghiên cứu.

TS Trần Đình Phong, Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà TNội - USTH

TS Trần Đình Phong, Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà TNội - USTH

TS Trần Đình Phong, Trưởng khoa Khoa học cơ bản và Ứng dụng, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH, đã vinh dự nhận giải chính của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018. Anh là tác giả của công trình nghiên cứu trong lĩnh vực vật lí "Cấu trúc polymer và cơ chế hoạt động xúc tác tạo H2 của molybdenum sulfide vô định hình" (Coordination polymer structure and revisited hydrogen evolution catalytic mechanism for amorphous molybdenum sulfide).

Từ đầu thế kỉ 21, khi năng lượng sạch dần trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất trên thế giới, hướng nghiên cứu chế tạo lá nhân tạo có khả năng chuyển hóa ánh sáng mặt trời và nước thành hydro đã thú hút rất nhiều nhà khoa học. Chất xúc tác cho phản ứng hóa học này là bạch kim, một vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Nghiên cứu của TS. Phong và cộng sự đã chứng minh thành công cấu trúc và cơ chế hoạt động của molybden sulfide vô định hình, một loại vật liệu dễ chế tạo và có giá thành thấp có khả năng thay thế bạch kim cho phản ứng điều chế nhiên liệu sạch H2 từ nước.

Trả lời cho câu hỏi về ý tưởng nghiên cứu, TS. Phong cho biết anh được tiếp xúc với hướng nghiên cứu đầy triển vọng này từ cuối năm 2008 và đã theo đuổi nó cho đến nay. "Lá tự nhiên là một "nhà máy" cực kì đặc biệt: ở đó khí thải CO2 được kết hợp với nước, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học tích trữ trong các phân tử đường và thải ra khí O2. Như vậy, nếu có thể "bắt chước" được lá tự nhiên trong một chiếc lá nhân tạo thì ta có thể chuyển được năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học trong các nhiên liệu ví dụ như H2 hoặc rượu. Đây là một công nghệ tiềm năng trong việc giải quyết bài toán về nhu cầu năng lượng sạch."

Nghiên cứu của TS. Phong là một bước tiến quan trọng trong "cuộc chạy đua" tìm ra giải pháp về năng lượng và cắt giảm khí thải CO2 ra môi trường. Đầu năm 2016, kết quả nghiên cứu quan trọng này đã được công bố trên tạp chí Nature Materials, tạp chí số 1 thế giới về khoa học vật liệu.

PGS Lê Hoàng Sơn, hiện đang công tác tại Viện Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội.

PGS Lê Hoàng Sơn, hiện đang công tác tại Viện Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội.

Hơn 10 năm tham gia nghiên cứu khoa học, PGS.TS Lê Hoàng Sơn đã công bố 125 công trình trong đó có 70 bài đăng trên các tạp chí nước ngoài trong danh mục ISI, 5 sách giáo trình và chuyên khảo các loại, tham gia hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học và thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và Khai phá tri thức.

Tốt nghiệp đại học, từ chối cơ hội làm trong công ty nước ngoài về phần mềm, PGS Lê Hoàng Sơn tiếp học thạc sĩ không qua thi tuyển và được giữ lại ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. "Tôi đã tự hỏi bản thân đam mê lớn nhất của mình là gì? Và tôi nhận ra rằng đó chính là nghiên cứu khoa học, tạo ra các sản phẩm mới có ích cho xã hội. Tôi đã ở lại công tác tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên"- PGS Sơn tâm sự.

Trước khi về Viện CNTT, PGS. TS. Lê Hoàng Sơn đã công tác ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN hơn 10 năm với vai trò Phó Giám đốc Trung tâm Tính toán Hiệu năng cao. Được làm việc trong môi trường tính toán liên ngành đã giúp anh có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các ứng dụng thực tiễn kết nối người làm Tin học, mô hình hóa Toán học, và chuyên ngành. Các đề tài của PGS Sơn phần lớn được bắt nguồn từ bài toán thực tiễn do nhu cầu của xã hội. Anh luôn tâm niệm một nghiên cứu tốt nên bắt nguồn từ yêu cầu trong thực tiễn, từ đó dẫn đến cải tiến và đột phá về mặt lý thuyết, cuối cùng quay ngược trở lại để phục vụ xã hội.

Các nghiên cứu do nhóm của PGS Sơn thực hiện thường cũng thường có sự phối hợp của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như khoa học Trái đất, y tế, môi trường, kinh tế... nhằm tạo ra sản phẩm có ý nghĩa cho cộng đồng. Vai trò kết nối, phân tách các nhiệm vụ chuyên ngành, và phối hợp thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất điều PGS sinh năm 1984 luôn quan tâm, đặt lên hàng đầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Người trẻ làm rạng danh Việt Nam trên trường quốc tế

Với sự sáng tạo và khát vọng chinh phục đỉnh cao, nhiều người trẻ Việt ở trên toàn cầu đã không ngừng nỗ lực nghiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN