Nạn bạo lực học đường: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm

"Về vấn đề bạo lực học đường, với cương vị là Bộ trưởng Giáo dục, tôi nhận trách nhiệm", Bộ trưởng GD-ĐT nói.

Nạn bạo lực học đường: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhận trách nhiệm - 1

Bạo lực không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn có cả bạo lực học sinh nữ (ảnh minh họa)

Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, đặc biệt vấn đề bạo lực không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn có cả bạo lực học sinh nữ, theo nhóm, bạo lực theo phong trào gần đây đáng báo động, đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đặt câu hỏi: “Bộ trưởng sẽ làm gì để giải quyết vấn đề bạo lực học đường...?”.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là vấn đề gây bức xúc cho xã hội, ảnh hưởng đến truyền thống đạo đức của dân tộc. Mặc dù nguyên nhân từ nhiều phía như gia đình, xã hội… nhưng một phần cũng do ngành giáo dục.

"Bạo lực học đường là có thật và có xu hướng gia tăng. Số sinh viên, học sinh có hành vi bạo lực, hành vi xuống cấp về đạo đức, lối sống chỉ là bộ phận nhỏ nhưng chính nó làm cho xu hướng đạo đức lối sống của một bộ phận có nguy cơ không kiểm soát được", Bộ trưởng nhận định.

Về bạo lực học đường, ông Nhạ cho rằng, để xảy ra bạo lực học đường không chỉ trong ngành Giáo dục, còn nguyên nhân từ gia đình, xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường.

"Về vấn đề bạo lực học đường, với trách nhiệm là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tôi nhận trách nhiệm. Bởi trước tiên là phải giáo dưỡng ngay từ nhỏ với môn học đạo đức, giáo dục công dân", Bộ trưởng GD-ĐT nói.

Ông Nhạ cho biết, để giải quyết vấn đề bạo lực học đường, vừa qua Bộ GD-ĐT cũng đã đưa môn Giáo dục Công dân vào làm môn thi tốt nghiệp. Khi trở thành môn thi tốt nghiệp, bộ môn này sẽ được học sinh quan tâm hơn.

Sắp tới Bộ cũng sẽ xây dựng chương trình môn học Giáo dục Công dân thực tế hơn, đào tạo giáo viên bộ môn này chuyên nghiệp hơn để hướng tới giáo dục và đào tạo toàn diện về học lực và nhân lực.

“Đề án ngoại ngữ 2020 không đạt mục tiêu”

Đại biểu Dương Minh Ánh chất vấn: Đề án dạy học ngoại ngữ đưa ra mục tiêu là đến năm 2020 là đa số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có trình độ ngoại ngữ tốt, đáp ứng yêu cầu làm việc, giao tiếp. Nhưng đến nay sau gần 8 năm thực hiện, đã tiêu tốn 5.000 tỷ đồng, nhưng nhiều mục tiêu chưa đạt được như mong muốn. Bộ trưởng có khẳng định với những giải pháp đó thì dự án này có đạt được mục tiêu như mong muốn hay không?”

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Đại biểu hỏi đề án này có đạt mục tiêu không, tôi trả lời ngay là không!”

Bộ trưởng dẫn giải, trước hết dạy và học ngoại ngữ là vấn đề lớn cần phải có thời gian và chi phí rất lớn. Khi xây dựng đề án, Bộ rất cố gắng đưa ra một lộ trình với quyết tâm cao. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, có gặp nhiều vấn đề về thời gian, về kinh phí...

“Với trách nhiệm Bộ trưởng, chúng tôi nhận trách nhiệm bám sát để thực hiện mục tiêu này”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Do đó, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát để điều chỉnh về cách tiếp cận. Không phải Đề án 2020 chịu trách nhiệm đào tạo các vấn đề ngoại ngữ cho tất cả các nhóm đối tượng. Nếu đặt vấn đề như vậy là không khả thi mà phải tập trung vào các nhóm như: Chương trình nội dung phải được biên soạn có hệ thống, hội nhập quốc tế chứ không phải theo năng lực giáo viên.

“Muốn dạy học sinh tốt, có trình độ tốt, thì phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên trình độ cao", Bộ trưởng Nhạ nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bạo lực học đường và những trò dằn mặt vấy máu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN