Mẹo hay dạy trẻ tự lập không cần đòn roi
Những phương pháp dưới đây giúp khích lệ sự tự lập của trẻ không cần sử dụng đòn roi.
1. Yêu cầu nhiều hơn
Hầu hết mọi người đều nên có những việc phù hợp với bản thân để cuộc sống có ý nghĩa hơn, trẻ em cũng vậy. Ở trường mẫu giáo, trẻ được các cô giáo yêu cầu tự dọn đồ chơi, tự cởi, mặc và treo quần áo, tự rửa tay, chân, gấp chăn mỏng sau giấc ngủ trưa. “Tất cả các con đều làm rất tốt, và rất vui mỗi khi hoàn thành công việc được giao”, một cô giáo chia sẻ.
2. Không làm hộ trẻ
Mặc dù có thể nhanh hơn và dễ dàng hơn để trẻ tự làm, nhưng điều này cực kỳ tai hại. Nó sẽ không giúp con tự lập hơn và tệ hơn nữa là khiến con bạn mất đi sự tự tin. Theo Donna Jones, một giáo viên mầm non tại Trung tâm Trẻ em Schneider ở Ashland, Oregon cho biết. "Bất cứ khi nào có thể, tôi cố gắng để cho trẻ tự ăn, tự mặc áo khoác và những đứa trẻ luôn muốn làm tự làm những điều đó."
3. Đừng làm lại những gì trẻ đã làm
Nếu con gấp chăn chưa được gọn, tự chọn trang phục chưa được phù hợp… thay vì làm lại hay chê bai, hãy khen ngợi và động viên bé. Trừ khi hoàn toàn cần thiết, đừng sửa chữa những gì con bạn đã làm được. Bé sẽ nhận ra và nó có thể làm bé nản chí.
4. Để trẻ tự giải quyết các vấn đề đơn giản
Nếu bạn thấy con bạn đang cố lắp ráp đồ chơi hoặc lấy một quyển sách từ kệ mà bé có thể tiếp cận, hãy tạm dừng sự giúp đỡ. Khi bạn cho trẻ thời gian để tự giải quyết mọi việc cho chính mình, đó là những khoảnh khắc bé xây dựng sự tự tin và cơ hội trải nghiệm sự thành công, tất nhiên với điều kiện là an toàn.
5. Giao việc vặt
Khi bạn giao cho trẻ một nhiệm vụ thường xuyên nào đó sẽ tạo sự tự tin và cảm giác tốt về năng lực của mình. Một đứa trẻ được giao nhiệm vụ tưới cây hoặc bỏ quần áo vào máy giặt sẽ tin tưởng rằng bé có thể tự mặc quần áo hoặc tự lấy đồ ăn sáng cho mình. Chỉ cần đảm bảo quản lý và hoàn thành tốt công việc mà bạn chỉ định, bé sẽ cảm thấy mình là một thành viên có khả năng đóng góp cho gia đình.
6. Khen ngợi
Những lời khen là chìa khóa, đặc biệt khi con đang ở trong giai đoạn bất hợp tác. Cố gắng khen ngợi các hành vi tốt của bé. Trẻ em sẽ lặp lại các hành vi được chú ý.
7. Sáng tạo
Nếu con của bạn từ chối làm điều gì đó, hãy thử biến nó thành trò chơi. Hài hước và trò chơi là hai công cụ tuyệt vời mà cha mẹ đôi khi quên trong các thời điểm nóng. Ví dụ: Trẻ không thích ăn, hãy chơi trò bán hàng ăn, trẻ không thích học toán hãy chơi trò đánh đố “con có 3 chiếc kẹo, mẹ thêm 2 chiếc nữa sẽ thành mấy?”…
8. Không sử dụng ngôn ngữ giả định khi trẻ bất hợp tác
Thay vì "Nếu con không khóc nữa, chúng ta có thể vào công viên", mà hãy nói "Khi con dừng khóc, chúng ta sẽ đi đến công viên."
9. Hãy để con bạn tự giải quyết những xung đột nhỏ
Thay vì xông vào để giải quyết tranh chấp, hãy đứng lại và để trẻ tự làm việc đó (trừ khi họ đánh nhau). Bạn sẽ không phải luôn ở đó để giải cứu con bạn.
10. Chuyển hướng
Nếu bạn thấy trẻ nhảy múa trên mặt bàn hoặc đang tranh giành những con búp bê của chị gái, hãy làm trẻ phân tâm bằng cách hỏi xem con có muốn vẽ một bức tranh hay đọc truyện ngắn hay không.
Nhưng những chiến thuật dưới đây sẽ là những lời khuyên bổ ích dành cho các phụ huynh bởi chúng là nghệ thuật để...