Máy tính nào được mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT?

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT, máy tính bỏ túi được phép mang vào phòng thi là các máy tính không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ lưu trữ dữ liệu, không có chức năng truyền và nhận thông tin, tín hiệu âm thanh, hình ảnh.

Thí sinh chỉ được mang theo máy tính bỏ túi được Bộ GD&ĐT cho phép như:

- Casio FX-500 MS, FX-570 MS, FX-570ES Plus, FX-570VN Plus, FX- 580VN X, FX-880BTG

- VinaCal 500MS, 570MS, 570ES Plus, 570ES Plus II, 570EX Plus, 680EX Plus

- Catel NT CAVIET NT-570ES Plus II, NT-570ES Plus, NT-500MS, NT- 570VN Plus, NT-580EX, NT-570NS, NT-690VE X

- Thiên Long FX590VN Flexio, FX680VN Flexio

- Deli W1710, WD991ES

- Eras E370, E371, E372, E379, E380

- Vinaplus FX-580VNX PLUS II, FX-580 X, FX-580VN PLUS, FX- 570VN PLUS, FX-570MS.

Ngoài quy định về máy tính bỏ túi, để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì, tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).

Cấm thí sinh mang vào phòng thi: giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi.

Thí sinh cần nắm rõ về các loại máy tính bỏ túi được phép mang vào phòng thi.

Thí sinh cần nắm rõ về các loại máy tính bỏ túi được phép mang vào phòng thi.

Đặc biệt, quy chế cũng nêu rõ: Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ "Tối mật". Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết giờ làm bài của bài thi/môn thi cuối cùng của kỳ thi. Thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước độ "Tối mật" đối với đề thi của các bài thi/môn thi chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của bài thi/môn thi trắc nghiệm và hết 2/3 thời gian làm bài của bài thi tự luận…

Quy chế cũng nêu rõ các quy định đối với thí sinh chỉ thi 1 hoặc 2 môn thành phần trong bài thi tổ hợp (thí sinh tự do).

Về mặt nghiệp vụ chuyên môn công tác ra đề thi, quy chế bổ sung thêm các yêu cầu đối với khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách trong kỳ thi. Trong đó, làm rõ thời hạn bảo vệ bí mật Nhà nước đối với đề thi để thí sinh và các bên tham gia quá trình tổ chức thi nắm rõ và không vi phạm theo quy định bí mật Nhà nước. Quy định cụ thể trong quy chế các vòng của khu vực ra đề thi, in sao đề thi, làm phách và nhiệm vụ của các vòng để bảo đảm phù hợp với quá trình triển khai của các cá nhân và đơn vị tham gia tổ chức thi.

2024 là năm cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức với 5 bài thi.

Thí sinh làm 3 bài bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tự chọn một trong 2 bài tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân với học sinh trường THPT; và Lịch sử, Địa lý với học viên giáo dục thường xuyên). Trong đó, môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, các môn còn lại theo dạng trắc nghiệm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra vào các ngày 27 và 28/6. Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 8h sáng 17/7. Thời gian xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh chậm nhất ngày 19/7.

Từ năm sau, 2025, kỳ thi sẽ theo phương án của chương trình giáo dục phổ thông mới, theo đó, thí sinh chỉ bắt buộc thi 2 môn Toán, Văn và thêm 2 môn tự chọn trong chương trình mà học sinh chọn học.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo quy chế sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vừa ban hành, có hai loại điểm cộng đối với thí sinh, đó là điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đỗ Vi ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN