"Luật sư không thể không biết ngoại ngữ"

Sự kiện: Giáo dục

Ngày 18/4, tại Hội nghị đối thoại, hợp tác với các nhà tuyển dụng năm 2018 của Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), đại diện một số công ty đã chỉ rõ lý do sinh viên ngành Luật tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Chật vật xin việc và bỏ lỡ nhiều cơ hội chỉ vì... ngoại ngữ

Chị Thanh Thủy (Bắc Ninh) là cử nhân Luật ra trường đã 3 năm nhưng đến giờ vẫn chật vật xin việc. Chị tốt nghiệp loại khá, mong muốn làm việc tại phòng pháp chế của một số doanh nghiệp cỡ vừa và lớn. Nhưng trong rất nhiều đợt tuyển dụng, chị khá tự tin với chuyên môn của mình, nhưng laiij thường xuyên bị rớt đài vòng... ngoại ngữ. Vì thế, từ khi ra trường đến nay, chị chỉ tìm được việc hành chính nhân sự ở các công ty nhỏ - những nơi mà chị cảm thấy vẫn chưa phù hợp với năng lực của mình.

Tự nhìn lại hành trình tìm việc gian nan của mình, chị Thủy ngậm ngùi: "Thời nay, luật sư không thể không biết ngoại ngữ được. Đáng tiếc là suốt thời đi học, tôi chưa thực sự nhận ra và đầu tư cho việc học ngoại ngữ của mình một cách nghiêm túc. Sau này đi làm rồi, thời gian không có để học, nhiều cơ hội cứ vuột mất trước mặt. Tự tôi cũng thấy thật sự đáng tiếc!"

Đây là một trong số rất nhiều câu chuyện thực tế về năng lực của các cử nhân Luật hiện nay. Ông Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc công ty Luật Thiên Thanh - khẳng định, sinh viên giờ thiếu kinh nghiệm thực tế và yếu về ngoại ngữ: “Luật sư là một trong những lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu nhưng kỹ năng này thì sinh viên rất yếu. Nhà tuyển dụng giao nhiệm vụ trả lời email khách hàng nước ngoài bằng tiếng Anh thì các bạn không làm được dù có đủ các loại chứng chỉ”.

"Luật sư không thể không biết ngoại ngữ" - 1

Ông Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty Luật Thiên Thanh chia sẻ trong Hội nghị tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhiều trường đang chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng mềm

Từng có nhiều năm học tập và công tác ở Pháp, tham gia cố vấn nhiều vụ án mang tầm quốc tế, Luật sư,TS. Phạm Liêm Chính, Trưởng văn phòng Luật sư Chính và cộng sự, đánh giá rất cao vai trò của ngoại ngữ đối với ngành Luật: “Ngoại ngữ là vấn đề then chốt, ngoại ngữ trong ngành Luật còn đòi hỏi những yêu cầu cao hơn nữa. Diễn đạt một vấn đề, một điều luật gãy gọn bằng một ngôn ngữ khác đòi hỏi chúng ta phải trau dồi, phải học rất tốt, gần như tiếng mẹ đẻ thì mới đủ khả năng tranh luận trên các diễn đàn, hội thảo quốc tế… Ngoại ngữ chính là chìa khóa để học hỏi và khẳng định chính mình”.

Để bắt kịp xu thế hội nhập quốc tế trong đào tạo Luật, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã chú trọng tới công tác đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành với các chương trình đào tạo chất lượng cao, chú trọng tới phát triển kỹ năng mềm và ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên. 

"Luật sư không thể không biết ngoại ngữ" - 2

Sinh viên ĐH Luật Huế trên giảng đường

Ông Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng Phòng Đào tạo, ĐH Luật Huế cho biết “Trường ĐH Luật Huế đã xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao cho khóa tuyển sinh năm 2018. Những sinh viên có điểm đầu vào cao sẽ được tham gia chương trình này. Chương trình đào tạo lớp chất lượng cao bao gồm một số học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh và do giảng viên nước ngoài đứng lớp”.

Đặc biệt, các sinh viên lớp chất lượng cao vẫn đóng học phí bằng với sinh viên bình thường nhưng được học chương trình tiên tiến và điều kiện tốt hơn, trọng tâm phát triển ngoại ngữ chuyên ngành. Ngoài ra, sinh viên được tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, hội thảo khoa học quốc tế,…để nâng cao trình độ.

Luật sư không thể không biết ngoại ngữ

Trong một bài viết đăng trên báo Pháp luật TPHCM ngày 18/10/2011 với tiêu đề “Đừng để ngoại ngữ cản trở luật sư hội nhập”, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng, Nguyên Chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM đã từng chia sẻ: “Tôi thấy luật sư của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc… đều sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh rất tốt. Giữa họ với các luật sư nước khác gần như không còn rào cản về ngôn ngữ”.

Giỏi ngoại ngữ giúp mỗi luật sư sẽ có nhiều cơ hội trao đổi, tiếp thu kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp trong khu vực và quốc tế. Việc tiếp thu những kinh nghiệm hành nghề, kinh nghiệm pháp lý sẽ rất dễ dàng và bản thân tự nâng cao được trình độ.

Trần Ngọc Thúy, cựu sinh viên và hiện đang là giảng viên của ĐH Luật – ĐH Huế rất tự tin với chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ tốt, từng tham gia rất nhiều chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế. Chị Thúy tâm sự: “Thời đại hội nhập quốc tế, ngoại ngữ là bắt buộc. Đặc biệt gần đây, Việt Nam đang có các tranh chấp quốc tế cũng như tham gia vào các công ước quốc tế. Nếu như không có tiếng Anh, việc giao tiếp giữa các đối tác quốc tế sẽ đem lại rất nhiều khó khăn”.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho cử nhân ngành Luật

Anh Lê Hồng Sơn, Giám đốc chi nhánh Huế, Công ty Luật Hợp danh FDVN Đà Nẵng, đồng thời phụ trách pháp chế tại một doanh nghiệp truyền thông chia sẻ: “Trực tiếp làm công tác pháp chế và nhân sự cho nhiều doanh nghiệp, tôi nhận thấy họ đang rất khát nguồn nhân sự ngành Luật vừa giỏi chuyên môn, năng động, nhạy bén trong nắm bắt xu thế xã hội và có trình độ ngoại ngữ tốt”.

Hiện nay, cơ hội nghề nghiệp đối với nhân sự ngành Luật đang rộng mở, người làm nghề Luật có chuyên môn sâu thu nhập ngày càng cao và ổn định. “Sinh viên có ngoại ngữ tốt sẽ có cơ hội được làm việc ở những vị trí cao trong doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng luật quốc tế…, theo đó thu nhập sẽ tăng lên, tương lai rộng mở” – LS.TS Phạm Liêm Chính nhấn mạnh.

CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO – ĐH LUẬT HUẾ NĂM 2018

- Đối tượng: Dành cho sinh viên có kết quả đầu vào ĐH Luật Huế với điểm tuyển sinh cao. Kết thúc một năm học sinh viên được sàng lọc lại.

- Chương trình đào tạo: Ngoài chương trình đạo tạo thông thường cho cử nhân Luật, một số học phần (thiên về Luật kinh tế) được giảng dạy bằng tiếng Anh và do giảng viên nước ngoài đứng lớp. Ngoài ra, sinh viên được tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, hội thảo khoa học quốc tế…

- Học phí: Như sinh viên bình thường.

Trường ĐH Y Hà Nội lấy điểm thi môn Ngoại ngữ làm tiêu chí phụ

Trường ĐH Y Hà Nội, từ năm 2018, trường này sẽ lấy kết quả thi THPT Quốc gia môn Ngoại ngữ làm tiêu chí phụ xét tuyển.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tạ Thương (Khampha.vn)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN