Lớp học nhỡ nhàng

Một sự “nhỡ nhàng” do cái nghèo hơn 30 năm trước đã khiến đôi chân của cậu học sinh lớp 9, Nguyễn Trai (sinh 1964 ở thị trấn Phú Đa huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế) cứ … chấm… phẩy… mỗi ngày một nặng.

Ở vùng cát nghèo quê Trai, học hết lớp 9 ngày ấy cũng là cao lắm, đủ để chàng thanh niên hỏng chân tham gia dạy lớp xóa mù cho người dân trong vùng năm 1987. Lớp học ấy đã cho Trai hướng đi mới trong cuộc đời: dạy chữ cho những đúa trẻ nhỡ nhàng, con những gia đình nghèo không có điều kiện đến lớp hoặc nhỡ lớp, có lúc lớp học của thầy Trai có đến 40 học sinh.

Phụ huynh phần lớn trả công thầy bằng lúa, ngô, khoai, sắn, thậm chí trả học phí cho con cả bằng… cuốc cho thầy mảnh vườn. Thầy dạy chữ “làm vốn” cho những em đã lớn, dạy đuổi rồi gửi tiếp các em nhỏ vào trường phổ thông. Trong số hơn 400 đứa trẻ nhỡ nhàng, học những nét chữ đầu tiên từ thầy Trai có đến mấy chục em đã học tiếp để lên đến đại học và cao đẳng.

Quê thầy Trai vẫn nghèo, khi người lớn bị dòng đời xô đẩy trong cuộc mưu sinh thì những đửa trẻ nhỡ học vẫn không sao hết được. Thầy Trai vẫn mở lớp để “góp phần sửa những khiếm khuyết của cuộc sống” như lời thầy nói.

Lớp học nhỡ nhàng - 1

Mấy trăm đứa trẻ đã ra đời từ lớp học kỳ lạ của thầy Trai, thầy hạnh phúc vì đã “góp phần sửa những khiếm khuyết của cuộc sống”

Lớp học nhỡ nhàng - 2

Không còn đông như xưa, nhưng những đứa trẻ ở nhiều lứa tuổi như thế này vẫn rất cần đến lớp học của thầy Trai

Lớp học nhỡ nhàng - 3

Chị kèm dạy em phụ cho thầy.

Lớp học nhỡ nhàng - 4

Cháu Ma Thị Hải Phương 6 tuổi, bố mẹ đi làm thuê nhỡ vào lớp 1, học đuổi ở lớp thầy, sang năm học mới sẽ vào lớp học chính.

Lớp học nhỡ nhàng - 5

Tập tô những nét chữ đầu tiên

Lớp học nhỡ nhàng - 6

Cuộc sống của thầy Trai vẫn chủ yếu trông vào khoai sắn trong vườn.

Lớp học nhỡ nhàng - 7

Rồi một người phụ nữ, cũng nhỡ nhàng, đã cho thầy Trai một gia đình thực sự, nhỏ thôi, nghèo nhưng đầm ấm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo An Sơn - Lương Vũ (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN