Lịch sử của bài kiểm tra IQ: Quá khứ "đen tối" từng gây nhiều tranh cãi

Sự kiện: Giáo dục

Xuất hiện từ 120 năm trước, bài kiểm tra trí thông minh IQ từng gây nhiều tranh cãi trong quá khứ trước khi được sử dụng với những mục đích tốt như hiện nay.

Các bài kiểm tra Intelligence Quotient, hay còn gọi là IQ, được sử dụng để xác định trí thông minh của một người, chủ yếu tập trung vào lý luận trừu tượng độc lập với kỹ năng đọc và viết. Bài kiểm tra IQ đã xuất hiện từ hơn 120 năm trước và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. 

Bài kiểm tra IQ là công cụ đo lường trí thông minh được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ảnh: Flickr

Bài kiểm tra IQ là công cụ đo lường trí thông minh được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ảnh: Flickr

Trên thế giới, các hệ thống giáo dục sử dụng các bài kiểm tra IQ để giúp trẻ em định hướng các chương trình giáo dục đặc biệt và giáo dục năng khiếu, đồng thời hỗ trợ thêm cho trẻ. Tuy nhiên, tính hữu ích và hợp pháp của bài kiểm tra IQ hiện vẫn đang gây tranh cãi giữa các nhà giáo dục và nhà khoa học thế giới. Một phần nguyên nhân là bởi quá khứ "đen tối" về mục đích sử dụng các bài kiểm tra này.

Bài kiểm tra IQ trong quá khứ

Đầu những năm 1990, hàng chục câu hỏi kiểm tra trí thông minh đã được phát triển tại châu Âu và Mỹ. Trong đó, các nhà nghiên cứu tuyên bố những bài kiểm tra này là một cách thức công bằng để đo lường khả năng nhận thức của một người. Bài kiểm tra đầu tiên được phát triển bởi nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet, người được chính phủ Pháp ủy nhiệm để xác định những học sinh sẽ gặp khó khăn nhất tại trường học. Kết quả của Thang đo Binet-Simon năm 1905 đã trở thành cơ sở cho bài kiểm tra IQ hiện đại.

Bài kiểm tra IQ thời điểm ấy đã cung cấp cách xác định và sắp xếp các cá nhân nhanh chóng và đơn giản dựa trên trí thông minh của họ. Ở Mỹ và nhiều nơi khác, các tổ chức như quân đội và cảnh sát đã sử dụng các bài kiểm tra IQ để sàng lọc những ứng viên tiềm năng. Họ cũng thực hiện các yêu cầu nhập học dựa trên kết quả kiểm tra IQ.

Các Thử nghiệm Alpha và Beta do Quân đội Mỹ  thực hiện trong thời kỳ này đã sàng lọc được khoảng 1,75 triệu quân nhân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất nhằm đánh giá trí tuệ và cảm xúc của binh lính. Kết quả được sử dụng để xác định khả năng phục vụ của một người lính trong lực lượng vũ trang và phân loại công việc hoặc vị trí mà người đó phù hợp nhất. Bắt đầu từ đầu những năm 1900, hệ thống giáo dục Mỹ cũng đã sử dụng các bài kiểm tra IQ để xác định học sinh "có năng khiếu và tài năng", cũng như những học sinh có nhu cầu đặc biệt, những người cần can thiệp giáo dục bổ sung và môi trường học tập khác nhau.

Bài kiểm tra IQ hiện nay đã có nhiều tác động tốt đẹp. Ảnh: AP

Bài kiểm tra IQ hiện nay đã có nhiều tác động tốt đẹp. Ảnh: AP

Việc sử dụng rộng rãi các bài kiểm tra IQ trong thế kỷ 20 đã cho thấy mức độ thông minh của một người bị ảnh hưởng về mặt sinh học và di truyền. Theo đó, các nhà dân tộc học và ưu sinh, những người coi trí thông minh và các hành vi xã hội khác được xác định bởi sinh học và chủng tộc, đã bắt đầu các bài kiểm tra IQ. Họ đã chỉ ra những chênh lệch rõ ràng giữa người dân tộc thiểu số và người da trắng hoặc giữa các nhóm thu nhập thấp và ca thông qua bài kiểm tra này.

Thời kỳ "đen tối"

Kết quả thử nghiệm Alpha và Beta của Quân đội Mỹ đã thu hút được sự chú ý rộng rãi và được phân tích bởi ông Carl Brigham, một nhà tâm lý học của Đại học Princeton và là người sáng lập ngành kiểm tra tâm lý. Ông Brigham đã áp dụng các phân tích thống kê tỉ mỉ để chứng minh rằng trí thông minh của Mỹ đang suy giảm. Ông chỉ rằng nhập cư và hội nhập chủng tộc gia tăng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên. Để giải quyết vấn đề này, ông kêu gọi các chính sách xã hội hạn chế nhập cư và cấm pha trộn chủng tộc.

Đã có nhiều nghiên cứu đáng kể từ các nhà khoa học xã hội bác bỏ các lập luận như của ông Brigham rằng sự khác biệt trong kiểm IQ ảnh hưởng bởi vấn đề sinh học và chủng tộc. 

Nhưng trong thời kỳ "đen tối" nhất, các bài kiểm tra IQ đã trở thành một công cụ để loại trừ và kiểm soát các cộng đồng thiểu số bằng cách sử dụng ngôn ngữ khoa học và thực nghiệm. Những người ủng hộ hệ tư tưởng ưu sinh vào những năm 1900 đã sử dụng các bài kiểm tra IQ để xác định "những kẻ ngốc", "những kẻ kém thông" và "yếu đuối". Các nhà ưu sinh cho rằng đây là những người đe dọa làm "loãng" nguồn gen của Mỹ.

Những kết luận này đã khiến nhiều công dân Mỹ trong thế ký 20 bị triệt sản. Năm 1927, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết gây chấn động, hợp pháp hóa việc cưỡng chế triệt sản đối với những công dân bị khuyết tật về nhận thức và "yếu đuối". Phán quyết, được gọi là Buck v Bell, đã dẫn đến hơn 65.000 trường hợp cưỡng chế triệt sản với những cá nhân có chỉ số IQ thấp. Những người ở Mỹ đã bị cưỡng bức triệt sản sau hậu quả của Buck v Bell phần lớn là người nghèo và người da màu.

Triệt sản bắt buộc ở Mỹ dựa trên chỉ số IQ, phạm tội hoặc hành vi tình dục lệch lạc được hợp pháp hoá cho đến giữa những năm 1970 khi các tổ chức như Trung tâm Luật Nghèo đói miền Nam bắt đầu nộp đơn kiện thay mặt những người đã bị triệt sản. Năm 2015, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu để bồi thường cho các nạn nhân còn sống của các chương trình triệt sản do chính phủ tài trợ.

Tác động tốt đẹp ở hiện tại

Bất chấp quá khứ gây tranh cãi, hiện nay các bài kiểm tra IQ đang được sử dụng với những mục đích tốt đẹp hơn. Trong đó, bài kiểm tra này có thể hỗ trợ những cộng đồng người bị tổn thương nhiều nhất. Năm 2002, vụ hành quyết trên khắp nước Mỹ đối với những người bị kết án hình sự có biểu hiện thiểu năng trí tuệ, được đánh giá qua các bài kiểm tra IQ, đã bị phán quyết là vi hiến. Điều này có nghĩa là các bài kiểm tra IQ đã thực sự ngăn các cá nhân đối mặt với "hình phạt tàn nhẫn và bất thường" trước tòa án Mỹ.

Trong giáo dục, các bài kiểm tra IQ được coi là một cách khách quan để xác định những trẻ em nổi bật nên được giáo dục đặc biệt. Điều này bao gồm các chương trình được gọi là "giáo dục năng khiếu" cho những học sinh có khả năng nhận thức đặc biệt hoặc cao. 

Nguồn: [Link nguồn]

Bé gái 4 tuổi có IQ 142, chỉ kém Albert Einstein một chút

Khi được 2 tuổi, cô bé đã có thể nhớ được tất cả hành tinh trong hệ mặt trời, một điều phi thường ngay cả người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hạnh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN