Dù tức giận đến mấy, bố mẹ cũng cần tránh la mắng con vào 7 thời điểm này

Sự kiện: Dạy con

Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ cần la mắng để trẻ nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng nếu không đúng lúc và hoàn cảnh sẽ khiến trẻ bị tổn thương.

1. Trong khi ăn

Thời điểm ăn cơm là lúc cả nhà quây quần bên nhau, nhưng một số bố mẹ lại xem đây là lúc cần phải chỉ trích, la mắng con cái để chúng nhận ra sai lầm của mình. Chưa cần biết việc phê bình như thế này có khiến một đứa trẻ biết hối lỗi hay không, nhưng rõ ràng chẳng có ai thích vừa bị ăn cơm vừa phải nghe mắng cả.

Dù tức giận đến mấy, bố mẹ cũng cần tránh la mắng con vào 7 thời điểm này - 1

Sau một thời gian dài, trẻ sẽ dần cảm thấy việc ăn cơm cùng với gia đình chẳng vui vẻ gì nữa. Thậm chí, lúc cả nhà đang quây quần ăn cơm, trẻ bị liệt vào đối tượng gây gổ, khiến bữa ăn trở nên buồn chán và vô vị.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ tiêu hóa của con người có mối quan hệ lớn với cảm xúc, cảm xúc tỷ lệ thuận với tiêu hóa. Điều này có nghĩa là nếu một người thường hay bị la mắng khi ăn, họ chỉ muốn nhanh nhanh ăn cho xong để rời bàn, khiến nguy cơ mắc nghẹn tăng cao.

2. Trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ, một số trẻ còn rất háo hức muốn chơi thêm, điều này có thể khiến bố mẹ bực tức mà la mắng. Sau đó, trẻ buộc phải ngoan ngoãn đi ngủ, nhưng khi ngủ thường gặp ác mộng, khóc ấm ức, khiến bố mẹ hối hận vô cùng.

Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, lo lắng và căng thẳng trước khi đi ngủ có thể dẫn đến việc ngủ gặp ác mộng.

Những đứa trẻ bị bố mẹ phê bình trước khi đi ngủ có thể nghe lời ngủ ngay sau đó nhưng trong lòng chúng đầy sự bất bình, không vui vẻ gì. Điều này gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Thông thường, trẻ con khi đi ngủ cần cảm giác an toàn, nếu bị phê bình, la mắng như vậy trẻ sẽ dễ bị tổn thương và cô đơn, nỗi buồn càng nhân đôi.

Dù tức giận đến mấy, bố mẹ cũng cần tránh la mắng con vào 7 thời điểm này - 2

3. Trước mặt người ngoài

Có không ít bố mẹ thích dạy con kiểu “mặt đối mặt”, tức là trẻ có phạm lỗi gì đi chăng nữa thì họ muốn dạy con ở nơi có nhiều người để trẻ nhớ lâu sai lầm của mình mà tránh tái phạm.

Trên thực tế, việc dạy dỗ con cái theo kiểu này thường phản tác dụng. Có không ít những trường hợp thương tâm xảy ra khi trẻ cảm thấy lòng tự trọng của mình bị chà đạp, xấu hổ trước bạn bè mà chọn cái chết.

Việc phê bình trẻ trước mặt người ngoài chỉ làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ hơn là giáo dục. Điều này sẽ khiến trẻ muốn xa lánh bố mẹ hơn, mối quan hệ giữa 2 bên ngày càng căng thẳng và tiêu cực đi.

4. Khi trẻ ốm

Trong một số trường hợp, trẻ đang bị đau ốm nhưng phạm một lỗi lầm nào đó khiến bố mẹ tức giận. Lúc này, một số người vì không kìm chế được cơn tức giận của mình mà vẫn thẳng tay đánh hoặc la mắng không thương tiếc.

Đứa trẻ lúc này vốn đã yếu ớt, mỏng manh về thể xác, giờ bị bố mẹ la mắng nữa càng khiến tinh thần của chúng thêm suy sụp.

Khi một đứa trẻ khỏe mạnh, những lời chỉ trích của bố mẹ có thể không là vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng khi trẻ đang bị ốm, việc la mắng như thế này thực sự rất tàn nhẫn, chúng rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và chán ghét bố mẹ hơn.

Nếu bố mẹ quen rắc muối lên vết thương của con cái, kết quả chỉ là vết thương cũ không lành và vết thương mới sẽ lại thêm vào.

Dù tức giận đến mấy, bố mẹ cũng cần tránh la mắng con vào 7 thời điểm này - 3

5. Khi trẻ đã hối hận

Khi trẻ hối hận và nhận ra vấn đề của mình, bố mẹ thông minh sẽ biết tha lỗi cho con. Nếu bố mẹ vẫn cố tình la mắng không ngừng, điều giống như “đổ thêm dầu vào lửa” càng khiến trẻ bị tổn thương nhiều hơn.

Hiệu ứng quá giới hạn cho chúng ta biết rằng, sự kích thích quá nhiều, quá mạnh hoặc thời gian hành động quá lâu đều gây ra tâm lý nóng nảy hoặc nổi loạn.

6. Khi trẻ đang vui

Những đứa trẻ từ nhỏ đã thiếu sự động viên, khen ngợi của bố mẹ khi lớn lên thường khó giao tiếp với mọi người một cách bình thường. Điều đáng nói là những đứa trẻ này có một điểm chung là thường bị bố mẹ la mắng mọi lúc mọi nơi. Mỗi khi trẻ muốn chia sẻ một điều gì đó vui vẻ, bố mẹ liền “dội một gáo nước lạnh” khiến trẻ cụt hứng. Sự phấn khích của trẻ luôn đổi lại là những lời chỉ trích từ bố mẹ. Theo thời gian, chúng sẽ không muốn chia sẻ bất cứ điều gì với bố mẹ nữa.

7. Khi trẻ đang buồn

Tiếng khóc của một đứa trẻ có thể khiến bố mẹ càng trở nên tức giận hơn, họ liên tục đe dọa trẻ không được khóc, rồi mất bình mĩnh mà có những hành vi khó kiểm soát bản thân. Khi trẻ đang buồn, đang khóc, nếu bố mẹ chỉ trích, la mắng vào lúc này chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Khi trẻ buồn là lúc chúng cần yêu thương, nếu bố mẹ không thể mang lại sự ấm áp mà chỉ có la mắng thì nỗi buồn càng nhân đôi, con cái càng xa lánh.

Nguồn: [Link nguồn]

Tắm là thời điểm tốt nhất để giáo dục giới tính cho trẻ, cha mẹ phải làm thế nào?

Nếu giáo dục giới tính ngay từ nhỏ, cha mẹ có thể giúp con mình có hiểu biết đúng đắn và tránh bị xâm hại tình dục.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN