Có nên kiểm soát các mối quan hệ ngoài trường học?

Sự kiện: Giáo dục

Các mối quan hệ ngoài trường học mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực nhưng cũng có thể tiềm ẩn hoặc ảnh hưởng không tích cực đến học sinh

Học sinh có thể dùng mạng xã hội hoặc bị người khác dùng mạng xã hội để bạo lực. Những điều này sẽ làm các em tổn thương, stress, trầm cảm.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Phần lớn học sinh hiện nay đều có điện thoại thông minh, máy tính, laptop... để sử dụng, tận dụng các ứng dụng trên mạng phục vụ học tập, tìm hiểu thông tin, hình ảnh cần thiết cho việc học. Bên cạnh đó, các em cũng sử dụng các mạng xã hội để kết bạn, xem video... Theo các chuyên gia, bên cạnh những tác động tích cực, nếu việc dùng điện thoại, máy tính không được định hướng rõ ràng từ ba mẹ, thầy cô và sự tự giác, cảnh giác từ chính bản thân, các em dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi tiêu cực.

"Đơn giản nhất là các em quá nhiều thời gian cho việc đăng dòng trạng thái, trò chuyện với các bạn trên mạng xã hội. Việc này sẽ chiếm nhiều thời gian, không còn nhiều thời gian cho việc học, tâm trí cũng không còn đủ tỉnh táo, thay vào đó là hay buồn ngủ, mệt mỏi khi đến trường, dẫn đến kết quả học bị sa sút, dễ cáu gắt với thầy cô và bạn bè khi bị nhắc nhở. Thêm vào đó là nghiện game online, lấy cắp tiền của người nhà, bạn bè để đến phòng game, trốn học để "cày" game. Chưa hết, một ảnh hưởng không tốt khác mà học sinh có thể mắc phải khi tham gia và sử dụng các ứng dụng và mạng xã hội là bị bạo lực hoặc bạo lực người khác trên mạng xã hội. Học sinh có thể dùng mạng xã hội hoặc bị người khác dùng mạng xã hội để bạo lực cả về ngoại hình, thành tích học tập, điều kiện gia đình, thư đe dọa tống tiền và các hình thức khác. Những điều này sẽ làm các em tổn thương, stress, trầm cảm, dẫn đến những hành vi không tốt, kết quả học tập giảm sút" - nghiên cứu về ảnh hưởng của các mối quan hệ bên ngoài nhà trường đến hoạt động học tập và hành vi của học sinh của thạc sĩ Hà Thái Thủy Lê, Trường ĐH Đồng Tháp, cùng các cộng sự chỉ rõ.

Gia đình, thầy cô nên dành thời gian quan tâm, chia sẻ để học sinh hiểu và cảm nhận những mối quan hệ tốt đẹp. Ảnh: TẤN THẠNH

Gia đình, thầy cô nên dành thời gian quan tâm, chia sẻ để học sinh hiểu và cảm nhận những mối quan hệ tốt đẹp. Ảnh: TẤN THẠNH

Cũng theo nghiên cứu này, các mối quan hệ tình cảm không trong sáng, không lành mạnh là nguồn gốc của những hệ lụy không tốt đến việc học của học sinh. Gần như mỗi năm đều có những báo cáo về tình trạng học sinh bị lạm dụng tình dục, sinh hoạt tình dục để lại hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý các em và kết quả học tập, nhất là nữ sinh (nghỉ học giữa chừng do có thai, do bị bạn bè trêu chọc, thậm chí mất mạng...).

Gần gũi nhưng không can thiệp quá sâu

Để phát triển các mối quan hệ lành mạnh bên ngoài trường cho học sinh, theo các chuyên gia, cả gia đình, thầy cô nên dành thời gian quan tâm, chia sẽ để học sinh hiểu và cảm nhận những mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên, không nên kiểm soát quá mức, can thiệp quá sâu vào các mối quan hệ của học sinh.

"Giải thích nhưng không phê phán người khác, nhất là người mà các bạn trẻ thần tượng để các bạn nhìn thấy những điểm tốt mà học hỏi, những điểm hạn chế cần tránh mắc phải. Khi kiểm soát quá mức, học sinh sẽ cảm thấy bị ức chế, không muốn chia sẻ dẫn đến việc giấu giếm và khi xảy ra chuyện thì không can thiệp và xử lý kịp thời" - thạc sĩ Hà Thái Thủy Lê và các cộng sự nêu.

Một kinh nghiệm khác là không nên lén kiểm tra điện thoại, xem nhật ký của con khi chưa được đồng ý, việc đó dễ làm trẻ cảm thấy bị xúc phạm, không có sự riêng tư. Thay vào đó, cha mẹ cần dành thời gian chia sẻ cùng con như những người bạn.

TS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên, cho rằng cha mẹ, thầy cô, nhà trường cần giáo dục thái độ ứng xử cho các em phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng thông qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa, dã ngoại. Đồng thời, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh khi phát hiện con em mình có những thái độ không phù hợp khi ứng xử trong gia đình, nhà trường và tại những không gian ngoài nhà trường. 

Quan tâm đúng mức

Thạc sĩ Hà Thái Thủy Lê và các cộng sự nhấn mạnh gia đình, xã hội là nơi sinh sống, sinh hoạt ngoài thời gian ở trường, vì thế không thể cấm học sinh có những mối quan hệ bên ngoài trường học vì việc đó là nhu cầu cần thiết . Thay bằng việc cấm cản, cần có sự định hướng, quan tâm đúng mực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội để bản thân các em học được cách tự cảnh giác trước những mối quan hệ không tốt, lựa chọn để có được nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Nguồn: [Link nguồn]

Dùng laptop để giảng bài, giáo viên có pha xử lý ngược đời khiến cả lớp cười nghiêng ngả

Hành động có phần cồng kềnh của cô giáo sau khi được đăng tải đã nhanh chóng gây bão mạng xã hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN