Bí kíp giúp cha mẹ xử lý những thói quen nguy hiểm và kỳ lạ của trẻ

Sự kiện: Dạy con

Khi lớn lên, trẻ bắt đầu xuất hiện một số thói quen mà cha mẹ cảm thấy rất kỳ quặc, tuy nhiên không phải tất cả chúng đều đáng lo như bạn nghĩ.

Khi trẻ nhỏ đang dần lớn lên, bé có thể bắt đầu phát triển một số thói quen mà cha mẹ cảm thấy rất kỳ quặc. Từ nụ cười đầu tiên đến bước chân đầu tiên, bạn có thể nhận thấy em bé của mình đang dần đánh dấu những cột mốc quan trọng khác nhau và ghi lại chúng với một niềm tự hào, một thành công, một dấu ấn trong cuộc đời con.

Khi mới biết đi, con bỗng có những biểu hiện kỳ lạ, như gặm bất kỳ thứ gì bé vớ được, đập đầu vào tường, hay khám phá những phần riêng tư của mình ở những nơi công cộng. Có thể bạn sẽ lo lắng tự hỏi liệu những thói quen kỳ quái này có thực sự nằm trong danh sách phát triển của trẻ hay không? Đừng quá lo lắng, trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, những hành vi có vẻ khác lạ này là biểu hiện con đang tự tìm hiểu cơ thể mình và khám phá thế giới xung quanh. Khi làm những hành vi đó sẽ giúp trẻ giữ bình tĩnh và cảm thấy yên tâm kiểm soát được thế giới của mình.

Tự tìm niềm vui

Ở lứa tuổi đang khám phá này, khi một em bé cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hoặc buồn chán, trẻ có thể tự an ủi bản thân bằng cách di chuyển cơ thể của mình lặp đi lặp lại. Thông thường, con mới biết đi sẽ loạng choạng đi đi, lại lại như một cách để thư giãn, và trong một số trường hợp bé còn đập đầu một cách nhịp nhàng vào tường, sàn, hoặc thành nôi. Khi chúng ta theo dõi những hành động này có thể thấy rất đáng sợ, nhưng rất ít trẻ em tự gây tổn thương cho mình theo cách này, và chúng thường có những thói quen lạ này cho đến khoảng ba tuổi. Để giảm nguy cơ thương tích, có thể đưa trẻ đến một khu vực trải thảm khi con bắt đầu tập đi.

Bạn chỉ cần chú ý khi bé đứng một chỗ lắc lư người liên tục, quay vòng tròn bất kỳ lúc nào, thường xuyên đi nhón gót chân.

Bí kíp giúp cha mẹ xử lý những thói quen nguy hiểm và kỳ lạ của trẻ - 1

Loại bỏ dần một số thói quen không tốt

Một số trẻ tự chơi bằng cách ngậm ngón tay cái hoặc núm vú giả. Những bé khác lại gặm cắn móng tay. Những thói quen này rất đáng yêu khi con là một đứa trẻ nằm nôi, nhưng khi đã biết đi, hoặc lớn đến 3,4 tuổi, việc ngậm ngón tay hay núm vú giả liên tục sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng.

Cần chú ý, ngón tay và núm vú giả không phải là những thứ duy nhất có thể bị trẻ đưa vào miệng. Một đứa trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi có thể gặm cả thảm, các lá cây bẩn, côn trùng bò qua hoặc thậm chí thức ăn của người lớn. Đây chính là thời điểm bé thích khám phá mọi thứ bằng miệng của chúng. Lúc này rất cần sự quan tâm của người lớn để tránh cho con bị nhiễm trùng hay đau bụng hoặc nguy hiểm hơn nữa khi trẻ vớ phải những thứ bẩn thỉu, sắc nhọn cho vào miệng.

Trẻ bắt đầu phát triển tính nhất quán

Khi con chập chững biết đi cũng bắt đầu phát triển về tính nhất quán, và nếu bạn thấy trẻ 1 hoặc 2 tuổi yêu cầu bạn phải tuân theo một thói quen cụ thể của bé và chỉ một độ lệch nhỏ cũng đủ gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng thì đây là chuyện hết sức bình thường. Ví dụ một số trẻ thích sắp xếp đồ chơi của mình một cách đặc biệt chỉn chu và không cho phép bạn xê dịch đi các vị trí trong “hàng ngũ” đồ chơi đó của con. Hành vi này không phải là điều đáng lo ngại, miễn là con bạn làm điều này như là một phần của một trò chơi, như tổ chức các đoàn tàu của mình vào nhà ga, hoặc đang cho các xe ô tô vào gara.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi trẻ quá cố chấp với việc phải thực hiện thói quen như một nghi lễ đến mức nó can thiệp vào việc ăn, ngủ, hoặc thói quen hàng ngày của bé. Con có nỗi ám ảnh với việc xếp đồ chơi một cách chính xác nhưng không quan tâm đến việc chơi với chúng, hoặc có kỹ năng tương tác kém và dường như chỉ sống trong thế giới của mình là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Khám phá bản thân

Hầu hết những đứa trẻ đều rất thích ngoáy mũi, dường như đó là kho báu rất hấp dẫn đối với chúng (và là một cách thực tế để thoát khỏi những kẻ phiền nhiễu khó chịu). Cũng rất bình thường nếu con có đôi lần chạm vào các bộ phận riêng tư của bản thân. Và bởi vì cảm thấy đang khám phá nên chúng thích lặp lại hành vi này. Bạn hãy dạy bé rằng những hành vi này có thể được chấp nhận, nhưng nên làm điều đó ở nhà mình chứ không phải ở nơi công cộng.

Cần chú ý khi trẻ liên tục chạm vào các bộ phận riêng tư quá nhiều lần trong ngày, điều đó không tốt cho sự phát triển của bé.

9 bí quyết nuôi dạy con trở thành thiên tài được lịch sử chứng minh

Để trở thành thiên tài không nhất thiết phải sở hữu chỉ số IQ cực khủng. Đó có thể là nhờ quá trình rèn luyện và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Châu (Theo Parents) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN