8 quy tắc giáo dục kỳ quái bậc nhất thế giới
Những quy tắc chẳng giống ai tại các trường học trên khắp thế giới dưới đây sẽ khiến không ít người cảm thấy khó hiểu, thậm chí là bất mãn.
1. Phạt chống tay xuống đất
Các nước châu Á vốn nổi tiếng nghiêm khắc với học sinh và có thể đưa ra các hình phạt kỳ lạ. Một trong số đó là học sinh sẽ bị phạt dốc ngược người xuống đất với hai chân dựa vào tường và hai tay chống đất, hoặc quỳ và giơ hai tay qua đầu, thậm chí có thể bị tát tùy vào mức độ sai trái mà học sinh mắc phải.
2. Giới hạn thời gian vệ sinh
Một trường trung học ở Chicago, Mỹ giới hạn số lần một học sinh được phép rời khỏi lớp trong một buổi học để đi vệ sinh là 3 lần. Tất cả những việc ngoài lề còn lại đều phải thực hiện sau khi buổi học kết thúc. Hiệu trưởng ngôi trường giải thích rằng điều này nhằm hạn chế việc học sinh trốn học bằng cách đi vệ sinh.
3. Giờ ngủ trưa
Học sinh ở Trung Quốc được phép ngủ trưa 30 phút sau khi đã dùng bữa trưa. Giáo viên cho rằng giấc ngủ ngắn này sẽ giúp học sinh được cung cấp năng lượng và đầu óc cũng được nghỉ ngơi. Học sinh tiểu học có thể ngủ trưa trên bàn và được phép mang chăn, gối vào lớp. Còn học sinh trung học và phổ thông thường phải ngồi ngả ra bàn để ngủ, điều này khiến cột sống các em có thể bị phát triển lệch.
4. Không dùng lăn nách
Một trường trung học ở Pennsylvania, Mỹ đã cấm học sinh dùng lăn nách sau trường hợp một học sinh bị dị ứng nặng và phải đưa đến bệnh viện cấp cứu khi đang trong giờ học. Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên. Các trường học khác cũng bắt đầu cấm học sinh dùng lăn nách khi đến trường vì việc sử dụng quá nhiều dẫn đến các tình trạng dị ứng xuất hiện liên tục tại trường.
5. Không giơ tay khi muốn phát biểu
Một trường học ở Nottinghamshire, Anh đã bỏ quy tắc muốn phát biểu, học sinh cần giơ tay bởi nó đã quá lỗi thời và không hiệu quả. Việc giơ tay không khuyến khích tất cả học sinh cùng xây dựng bài học. Vì thế, hiện nay, giáo viên nên chọn bất kỳ học sinh nào để trả lời câu hỏi thay vì chỉ ưu tiên những em giơ tay.
6. Giáo viên không dùng mực đỏ chấm bài
Thông thường, giáo viên luôn dùng bút mực đỏ để đánh dấu các lỗi sai trong bài và chấm điểm cho học sinh. Nhưng nhiều trường học ở Vương quốc Anh và Úc đã cấm dùng loại mực này vì chúng gây tâm lý không tốt với trẻ em. Mực đỏ sẽ tạo áp lực và khiến học sinh, sinh viên cảm thấy không hứng thú hoặc chán việc học.
Thay vào đó, giáo viên có thể dùng bút màu xanh lá cây, hồng, vàng, tím và xanh dương sẽ giúp học sinh thấy thư giãn hơn.
7. Không nhắc đến từ “nghèo đói”, “sinh nhật”... trong bài kiểm tra
Bộ Giáo dục New York, Mỹ đã cấm sử dụng một số từ trong các bài kiểm tra chuẩn do thành phố ban hành. Một số học sinh theo giáo phái Jehovah's Witnesses có thể không cảm thấy thoải mái khi nhắc về ngày sinh nhật. Hoặc những từ như nghèo đói, ly hôn, bệnh tật cùng hơn 40 từ khác cũng có thể gây tâm lý không tốt cho trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
8. Không được có bạn thân khi đi học
Các trường học ở Anh và các nước khác đang bắt đầu cấm học sinh, sinh viên có bạn thân khi đi học. Nhiều phụ huynh, giáo viên và các nhà tâm lý học cho rằng trẻ em sẽ phát triển hoàn chỉnh khi chơi cùng một nhóm bạn. Nghĩa là chúng sẽ chẳng bao giờ có cảm giác bị bỏ rơi.
Trong khi đó, các nhà phê bình lại phản bác rằng bạn thân sẽ giúp đỡ và đồng hành cùng trẻ trong khoảng thời gian dài hơn. Một nghiên cứu của tổ chức Child Development chỉ ra những người có bạn thân thường có sức khỏe và tinh thần luôn tốt hơn.
Tại nước chủ nhà của vòng chung kết U23 châu Á, nền giáo dục có những điểm kỳ lạ khiến ai cũng tò mò.