3 bước cực quan trọng giúp cha mẹ kiềm chế cảm xúc trong việc giáo dục con cái

Sự kiện: Dạy con

Con cái khóc lóc, quậy phá khiến nhiều cha mẹ mất bình tĩnh, có những hành động không đúng mực với con.

Giáo dục con cái là hành trình dài mà bất cứ phụ huynh nào cũng phải trải qua. Trẻ viết chưa đúng, không học thuộc bài, không muốn đến trường, thầy cô phản ánh… tất cả những nguyên nhân này khiến cho mối quan hệ của nhiều cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Việc cha mẹ nổi giận khi trẻ phạm lỗi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của con, khiến con lo lắng, mất tự tin và dần xa lánh xã hội. Chính vì vậy, việc cha mẹ kiềm chế cảm xúc khi dạy con là điều hết sức quan trọng.

3 bước cực quan trọng giúp cha mẹ kiềm chế cảm xúc trong việc giáo dục con cái - 1

Nguyên nhân khiến cha mẹ dễ mất bình tĩnh

Thiếu ngủ

Hãy tự mình tìm hiểu xem, liệu bản thân có đang ngủ đủ giấc hay không. Hằng ngày, cha mẹ cùng con làm bài tập, chăm con ngủ, dậy nấu ăn cho con đồng thời phải làm những công việc cá nhân rất dễ dẫn đến thiếu ngủ. Thiếu ngủ khiến cho thể chất suy giảm, dẫn đến tâm trạng không tốt.

Chất lượng công việc thấp

Một cuộc khảo sát cho thấy hơn 70% hiệu suất làm việc của người đi làm tỷ lệ thuận với cảm xúc của họ. Người có thành tích tốt thì tâm trạng vui vẻ, còn người có thành tích kém thì chán nản, mệt mỏi.

3 bước cực quan trọng giúp cha mẹ kiềm chế cảm xúc trong việc giáo dục con cái - 2

Có rất nhiều người đang đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực và không thể thoát ra được vì những rắc rối trong công việc. Một số lựa chọn từ bỏ công việc và một số trút giận lên người khác. Vậy nên cha mẹ cần nhìn nhận lại xem có đang vô cớ trút giận lên con cái hay không để từ đó điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho hợp lý.

Không hiểu và không thể thông cảm với con

Khi còn nhỏ, bất cứ ai cũng gặp khó khăn trong học tập, những câu hỏi tưởng chừng đơn giản phải lặp đi lặp lại nhiều lần mới có thể hiểu được. Tuy nhiên, khi con chúng ta không thể học nhanh, chúng ta lại cho rằng trẻ không nghiêm túc, không chăm chỉ và không thông minh. Thực tế, nếu học cùng con một thời gian, cha mẹ sẽ nhớ rõ việc học không hề dễ dàng.

3 bước giúp cha mẹ điều chỉnh cảm xúc

Bước 1: Nhấn nút tạm dừng cảm xúc

Khi cảm thấy mất bình tĩnh, hãy cố gắng rút lui khỏi tình huống hiện tại, đưa ra gợi ý tâm lý cho bản thân và tự hỏi tại sao mình lại mất bình tĩnh? Có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề hiện tại hơn là tức giận hay không?

3 bước cực quan trọng giúp cha mẹ kiềm chế cảm xúc trong việc giáo dục con cái - 3

Điều đó có nghĩa là, khi cha mẹ sắp mất bình tĩnh, hãy đợi vài giây trước khi đưa ra quyết định và đừng thốt ra những lời lẽ quá đáng mà không nghĩ đến hậu quả. Nếu thực sự không thể nhịn được thì giữ khoảng cách với con là cách an toàn nhất. Sau một thời gian bình tĩnh, cơn giận sẽ tự nhiên tiêu tan.

Cha mẹ có thể nói thẳng với con: Mẹ đang giận quá, cần bình tĩnh lại và nói chuyện vơi con sau. Khi cảm xúc ổn định, lý trí có thể tường minh hơn và trẻ có thể nhận được hỗ trợ mang tính xây dựng từ cha mẹ.

Bước 2: Thể hiện cảm xúc

Hãy mô tả chi tiết những việc làm, hành động của con khiến bạn cảm thấy khó chịu bằng lời lẽ dịu dàng, ân cần và chân thành. Nói ra những điều cha mẹ thực sự mong muốn và kì vọng ở con. Những lời nói dịu dàng không chỉ mang tính xây dựng mà còn có tác dụng xoa dịu tâm hồn con trẻ rất lớn.

3 bước cực quan trọng giúp cha mẹ kiềm chế cảm xúc trong việc giáo dục con cái - 4

Bước 3: Xem lại cảm xúc

Nếu bạn hành động bốc đồng và mất bình tĩnh với con theo cách không nên làm, đừng tự trách mình quá nhiều. Bạn có thể suy nghĩ xem tại sao mình lại mất bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân, điều chỉnh bản thân, khiến bản thân trở nên tốt hơn và tránh mắc lại sai lầm tương tự vào lần sau.

Nói chuyện với con bạn về trạng thái cảm xúc của mình, và chân thành cho chúng biết lý do tại sao lúc đó bạn tức giận và việc tức giận là sai, đồng thời bạn hy vọng rằng con sẽ đưa ra tín hiệu mỗi khi cảm xúc của bạn đang vượt ngưỡng.

Nguồn: [Link nguồn]

Mẹ đơn thân có cách dạy con khác thường gây tranh cãi

Một bà mẹ gây chia rẽ các phụ huynh khác sau khi tiết lộ rằng cô cho phép con mình nghỉ học một ngày mỗi tháng dù không bị ốm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN