10 bí quyết khơi dậy sự sáng tạo nơi con trẻ

Sự kiện: Giáo dục

Sự sáng tạo ngày càng được đánh giá cao trong thế giới hiện đại, rất nhiều bố mẹ mong muốn khơi dậy tính sáng tạo nơi con trẻ. Mọi trẻ đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, khi trẻ sáng tạo cũng là lúc trẻ giao tiếp, suy nghĩ và điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này.

Sau đây là những bí quyết giúp phát huy miền sáng tạo “vô biên” ở trẻ.

10 bí quyết khơi dậy sự sáng tạo nơi con trẻ - 1

Tạo cho trẻ sự tự do

Sự sáng tạo giúp trẻ giải quyết vấn đề một cách tự tin. Trí tưởng tượng giúp trẻ tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề nhanh gọn, hiệu quả và nhất là khi trẻ được tự do, chính điều này giúp trẻ lựa chọn con đường nhanh nhất để đạt mục đích hoặc sáng tạo điều gì đó theo cách riêng, hoàn toàn độc đáo hoặc “lập dị”. Hãy để trẻ được tự do “thử nghiệm”, sáng tạo theo các cách khác nhau (trong âm nhạc, nghệ thuật, thể thao…. ). Như khi trẻ muốn vẽ một bức tranh, tốt nhất đừng bảo trẻ phải làm gì, hãy để trẻ tự do qua đó mới thấy được những suy nghĩ, những ý tưởng độc đáo của trẻ.

Hãy để trẻ được chơi đùa

Trong khi trẻ chơi đùa có thể nảy sinh những ý tưởng mới, sự sáng tạo trong tư duy, trẻ có thể tạo nên những trò chơi, những câu chuyện...Sự sáng tạo không chỉ dừng lại những công việc thủ công mà còn là cách tư duy trong suy nghĩ, cách nhìn nhận thế giới…với sức sáng tạo của trẻ, mọi thứ đều có thể!

Nên có những lời động viên

Sự sáng tạo là một kỹ năng mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi và phát triển. Nếu trong cuộc sống không có sự  sáng tao thì đôi khi nhiều điều cứ thế mà lập lại. Trẻ em cần sự động viên khuyến khích, không nên đánh giá, phân loại hay có những lời phê phán…

Tạo thời gian thuận lợi cho trẻ

Ở những thời điểm thuận lợi, thích hợp sẽ giúp trẻ phát huy tính sáng tạo. Không nên giới hạn thời gian cho sự sáng tạo của trẻ, mà chỉ nên “đánh thức” ở con trẻ. Điều quan trọng là dựa trên tính tự nguyện của trẻ.

Giúp trẻ trí tưởng tượng

Khi đọc câu chuyện cho trẻ, bạn có thể ngừng nửa chừng và để trẻ tưởng tượng phần tiếp của câu chuyện? nên giải quyết vấn đề đó như thế nào? Hãy để trẻ lạc vào thế giới tưởng tượng. Chúng ta có thể làm như bộ phim, tuy nhiên cuối cùng nên có thảo luận giúp con trẻ nhận thức đúng vấn đề! Khuyến khích tất cả các ý tưởng và nên giữ lại các nhận xét ​​tích cực.

Cho trẻ những cơ hội thử nghiệm

Trong quá trình học tập hay các hoạt động… đôi khi có những sai sót, tuy nhiên cần động viên trẻ hãy cố gắng. Hãy tạo cho trẻ những cơ hội thử nghiệm mà không nên dự báo trước kết quả cho trẻ.

Tạo tiếng cười nơi con trẻ

Trẻ rất thích được vui đùa, có những tiếng cười trong học tập, cũng như trong vui chơi… Khi trẻ vui thích trong công việc, điều này sẽ tăng tính sáng tạo nơi trẻ, trẻ ít nhút nhát hơn. Không nên có những “giới hạn, cấm đoán” nơi con trẻ và từ đó có thể khám phá được tiềm năng, tính sáng tạo còn ẩn giấu!

Tạo những cơ hội cho trẻ

Đôi khi chúng ta nhầm tưởng rằng để có tính sáng tạo cần có sự chuẩn bị lâu dài, tuy nhiên nên có những “cơ hội sáng tạo” cho trẻ, ví dụ nên có những cuộc dạo chơi công viên, trong rừng…những khoảnh khắc tuyệt vời đó trẻ có thể tạo nên những bức tranh đẹp, những bài hát hoặc bài văn hay….

Tăng tính linh hoạt, xoay xở ở trẻ

Trong thực tế đôi khi phải tạo cho trẻ biết cách vận dụng, xoay xở, suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Tất cả mọi thứ nằm trong tầm tay nếu trẻ có niềm đam mê sáng tạo!

Cần chia sẽ các hoạt động với con trẻ

Để tăng tính sáng tạo ở trẻ, các bậc bố mẹ cần có những chia sẽ. Có thể bắt chước và học hỏi từ những gì con trẻ đã làm. Cùng với trẻ tham gia các hoạt động hàng ngày, hàng tuần của gia đình để có thời gian nói chuyện và thảo luận cùng nhau.

Có nhiều ý tưởng để nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo nơi trẻ. Cùng với tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao nhất, bạn có thể có những cách hay để dẫn lối giúp trẻ bay cao bay xa hơn nữa vào miền đất sáng tạo.

11 hoạt động tuyệt vời giúp trẻ thông minh, sáng tạo

Ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ nên có các hoạt động nhằm tăng cường trí thông minh, sáng tạo ở trẻ. Kích thích trí...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bs Ái Thủy (Sức Khỏe & Đời Sống)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN