Phim truyền hình Hoa ngữ "biến tướng" vì quảng cáo quá đà

Việc quá lạm dụng quảng cáo trong phim dễ khiến người xem cảm thấy bức xúc, khó chịu.

Việc chèn các sản phẩm quảng cáo vào phim truyền hình đã trở thành hiện tượng hết sức phổ biến và là hình thức quảng cáo hiệu quả được các nhãn hàng ưa thích. Tuy nhiên, việc lạm dụng quảng cáo trong phim đã vô tình gây phản cảm, bức xúc cho người xem và tạo ra những “hạt sạn” to đùng cho phim.

Phim truyền hình Hoa ngữ "biến tướng" vì quảng cáo quá đà - 1

Lưu Đào phải uống nước đến "chóng mặt" để quảng cáo cho một thương hiệu nước khoáng

Trong bộ phim Hoan Lạc Tụng đình đám gần đây, khán giả nhiều lần cảm thấy vô cùng ức chế vì những chiêu quảng cáo lộ liễu của nhà sản xuất. Nhân vật Andy do Lưu Đào thể hiện được cho là xây dựng nên chỉ để quảng cáo cho đúng một thương hiệu nước lọc. Mỗi lần căng thẳng hay gặp áp lực, thói quen của Andy là uống nước lọc và chỉ duy nhất loại nước lọc của một nhãn hàng. Ngoài ra, các sản phẩm khác như đồ ăn vặt, thuốc cảm cúm, mỹ phẩm... cũng được lồng ghép vào nhiều phân đoạn trong phim.

Phim truyền hình Hoa ngữ "biến tướng" vì quảng cáo quá đà - 2

Anh có thích nước Mỹ không chèn quảng cáo "vô tội vạ"

Bộ phim Anh có thích nước Mỹ không? được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Tân Di Ổ bị đánh giá là bộ phim bị chèn quảng cáo nhiều nhất từ trước đến nay, thậm chí, quảng cáo được chèn vào một cách “vô tội vạ” và bất hợp lý. Bối cảnh trong phim là khoảng từ năm 2006 – 2010, tuy nhiên, một loại sữa chua có mặt trên thị trường từ năm 2013 lại có khả năng “xuyên không” và có mặt xuyên suốt bộ phim.

Phim truyền hình Hoa ngữ "biến tướng" vì quảng cáo quá đà - 3

Quảng cáo lặp đi lặp lại khiến khán giả "ngao ngán"

Dẫu biết rằng, quảng cáo là điều không thể thiếu trong các bộ phim truyền hình, tuy nhiên, tần suất xuất hiện của quảng cáo quá nhiều dễ khiến khán giả cảm thấy ức chế, phản cảm. Trong bộ phim Chúng ta kết hôn đi do Cao Viên Viên đóng chính, hình ảnh của thương hiệu bột giặt LiBai xuất hiện đi xuất hiện lại nhiều lần khiến khán giả “ngán ngẩm”. Thậm chí, đến lời thoại của nữ chính cũng mang hơi hướng của quảng cáo: “giá rẻ, phục vụ tốt, tiết kiệm ngân sách gia đình...”

Phim truyền hình Hoa ngữ "biến tướng" vì quảng cáo quá đà - 4

Nhiều quảng cáo bị chèn vào một cách vô lý và gượng ép như trong bộ phim Lão Cửu Môn

Những bộ phim hiện đại chèn được quảng cáo đã đành, phim cổ trang và phim mang tính thời đại thậm chí cũng không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để quảng cáo, điển hình như bộ phim Lão Cửu Môn. Lấy bối cảnh từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhưng các nhân vật trong phim lại dùng điện thoại cảm ứng hiện đại và dùng những phần mềm ứng dụng mới trên di động, uống những loại đồ uống mà nhà sản xuất đang muốn quảng cáo ở hiện tại. Khán giả xem phim thì cảm thấy vô cùng “ngao ngán” vì cho rằng mình đang xem quảng cáo chứ không phải xem phim.

Phim truyền hình Hoa ngữ "biến tướng" vì quảng cáo quá đà - 5

Quảng cáo bị cố "nhồi nhét" bằng mọi cách trong Tam Sinh Tam Thế

Bộ phim cổ trang Tam Sinh Tam Thế ra mắt hồi đầu năm của Hoa đán Dương Mịch cũng cố để “nhồi nhét” quảng cáo tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến tình tiết phim vào. Thương hiệu một loại hoa quả và hạt sấy khô được biến tấu cho hợp phong cách cổ trang và xuất hiện chình ình trong nhiều bối cảnh phim. Các nhân vật trong phim cũng nhiều lần sử dụng hoa quả, hạt sấy khô của hãng này để làm đạo cụ.

Phim truyền hình Hoa ngữ "biến tướng" vì quảng cáo quá đà - 6

Việc lạm dụng quảng cáo dễ gây bức xúc và phản tác dụng

Nhiều khán giả hiện nay cảm thấy vô cùng bức xúc về tình trạng lạm dụng quảng cáo trong phim. Nhiều người lên tiếng mỉa mai cho rằng: “Mục đích chính của các bộ phim bây giờ là quảng cáo chứ không phải là nghệ thuật nữa.” Thậm chí, đạo diễn Trịnh Hiểu Long cũng từng lên tiếng chia sẻ rằng, ông đã không ít lần cãi vã với đối tác quảng cáo về việc chèn quảng cáo quá đà làm mất tính nghệ thuật của phim.

Có thể thấy, mặc dù quảng cáo thông qua các bộ phim truyền hình sẽ dễ thu hút sự chú ý và đem lại hiệu quả hơn các phương thức truyền thống, tuy nhiên, việc sử dụng quảng cáo sao cho khéo léo và hợp lý, không gây ức chế, phản cảm dẫn đến phản tác dụng mới là điều mà các nhà sản xuất nên quan tâm.

Doanh thu 15 nghìn tỷ đồng, ”Chiến lang 2” vẫn bị soi lỗi quảng cáo quá đà

Lý do hai thương hiệu đình đám được quảng cáo trong “Chiến lang 2“ khiến nhiều người tò mò.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thảo Nguyên (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Hậu trường những ngôi sao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN