Lý do Vương Trùng Dương giành được Cửu Âm chân kinh nhưng không luyện

Vương Trùng Dương là một nhân vật đầy huyền thoại và bí ẩn của Kim Dung, ông là người số một trong Võ Lâm Ngũ Bá. Đệ nhất thiên hạ đương thời của Kim Dung.

Trong Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ của cố nhà văn Kim Dung, Vương Trùng Dương tuy là một đạo sĩ xa lánh hồng trần, sống ẩn dật với cỏ cây nhưng thấy cảnh người dân điêu đứng lầm than vì quân Kim xâm lược, ông đã nhập thế để cứu độ chúng sinh, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống giặc.

Lý do Vương Trùng Dương giành được Cửu Âm chân kinh nhưng không luyện - 1

Vương Trùng Dương là người số một trong Võ Lâm Ngũ Bá.

Trong Anh hùng xạ điêu, Vương Trùng Dương mất trước khi thời đại Xạ Điêu bắt đầu. Những câu chuyện về ông thường được kể thông qua sư đệ Chu Bá Thông và các học trò của ông.

Theo đó, Vương Trùng Dương vốn khởi nghĩa chống quân Kim nhưng không thành. Ông quay về núi Chung Nam lập ra phái Toàn Chân. Ông lại có tình cảm với nữ hiệp Lâm Triều Anh nhưng không kết hôn, khiến nàng giận dỗi, chiếm lấy Hoạt tử nhân mộ của ông ở trên núi Chung Nam, từ đó hai người không nhìn mặt nhau.

Lý do Vương Trùng Dương giành được Cửu Âm chân kinh nhưng không luyện - 2

Vương Trùng Dương từng có tình cảm với nữ hiệp Lâm Triều Anh.

Tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Vương Trùng Dương được bầu là người võ công cao nhất, hiệu là Trung Thần Thông, được giữ bộ Cửu Âm chân kinh. 4 người còn lại là Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng và Bắc Cái Hồng Thất Công.

Khi bệnh nặng, sắp mất, lo Âu Dương Phong tìm đến lấy chân kinh, ông đã giả chết để chờ Âu Dương Phong đến và chỉ bằng một chiêu Tiên Thiên công, ông đã đánh bại Tây Độc Âu Dương Phong, phế bỏ môn võ Hàm Mô công của hắn mà phải 20 năm sau, Âu Dương Phong mới khôi phục được.

Võ công của Vương Trùng Dương không thua kém gì Cửu Âm chân kinh

Võ công của Vương Trùng Dương là vô địch khi còn sống, nhưng Kim Dung lại không nói đến xuất xứ võ công của ông, chỉ nói Vương Trùng Dương từng là một lãnh tụ chống nhà Kim, sau đó thất chí nên xuất gia làm đạo sĩ, tu tập các phép dưỡng sinh của Đạo gia. Từ đó ta có thể tạm suy luận rằng võ công của ông được sáng tạo bằng cách tổng kết các phép cận chiến từ chiến trận và phép khí công của Đạo gia.

Tiên Thiên công là môn nội công thượng thặng của Vương Trùng Dương, có tác dụng đả thông kỳ kinh bát mạch, tu luyện đến mức tận cùng cũng không thua kém gì Cửu Âm chân kinh vì theo lời Vương Trùng Dương, có luyện thêm nữa cũng chỉ là thiên hạ đệ nhất mà thôi. Và thực chất ông giành Cửu Âm chân kinh chỉ để cho thiên hạ thái bình...

Lý do Vương Trùng Dương giành được Cửu Âm chân kinh nhưng không luyện - 3

Vương Trùng Dương là người sáng lập ra Toàn Chân giáo.

Theo lời Chu Bá Thông Tiên Thiên công cùng với Nhất Dương Chỉ của Đại Lý Đoàn Nam Đế là 1 trong 2 môn nội công mang tính khắc Hàm Mô công, chuyên dùng để đối phó với Tây Độc. Khi sắp mất, Vương Trùng Dương biết Âu Dương Phong không bỏ ý định cướp kinh nên đến Đại Lý trao đổi môn võ này với Nam Đế đổi lấy Nhất Dương Chỉ. Vì ông sợ khi ông mất thì không ai áp chế được Âu Dương Phong nữa nên mới truyền thụ môn võ này cho Nam Đế để Âu Dương Phong phải kiêng dè vì hiện tại Nam Đế học được cả hai môn võ có thể khắc chế được y. Tuy nhiên, có thể hiểu được môn nội công này rất khó luyện, muốn tu luyện thì điều kiện rất khắc nghiệt, vì trong truyện ngay cả Chu Bá Thông, Toàn Chân thất tử và các đệ tử của họ cũng không có ai được truyền thụ. Theo sự suy vi của phái Toàn Chân và sự diệt vong của Đại Lý, môn võ công này cũng thất truyền.

Nhân vật có thật trong lịch sử

Vương Trùng Dương không chỉ là nhân vật trong tiểu thuyết mà ông còn là một nhân vật có thật trong lịch sử. Theo sử liệu Trung Quốc, Vương Trùng Dương (1113 - 1170) là một đạo sỹ sống vào đời nhà Tống. Ông là người sáng lập ra Toàn Chân giáo, là Bắc Tông của Đạo giáo Trung Quốc.

Vương Trùng Dương tên thật là Vương Trung Phu, tên tự là Duẫn Khanh, sinh ra tại Hàm Dương trong một gia đình giàu có. Thuở nhỏ ông chăm chỉ, tinh thông cả văn lẫn võ, lớn lên nhờ vậy mà nổi tiếng gần xa. Khi người Kim xâm lấn, ông tụ họp nhân dân nổi dậy chống lại nhưng không thành công.

Từ đó ông chuyên tâm nghiên cứu Đạo giáo, đổi tên là Triết, tự là Tri Minh, thành lập ra Toàn Chân giáo. Tôn chỉ của Toàn Chân giáo là cứu giúp chúng sinh nên nhân dân rất kính trọng. Học trò tìm đến ông rất đông, nhưng ông dạy dỗ nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Đó chính là Toàn Chân thất tử.

Video: Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất.

Kim Dung ưu ái Chu Chỉ Nhược của ‘Ỷ Thiên Đồ Long Ký’ tới cỡ nào?

Trong bản chỉnh sửa lần thứ ba, cố nhà văn đã sửa lại kết cục có hậu cho nhân vật Chu Chỉ Nhược.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quốc Tiệp (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Anh hùng trong phim kiếm hiệp Kim Dung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN