Lý do Võ Tòng cùng loạt tướng sĩ "bụng bia" chứ không phải 6 múi như trong phim

Nhiều người thắc mắc rằng võ tướng thường xuyên luyện tập cường độ cao trên sa trường, chiến đấu quanh năm mà bụng vẫn to, không rắn chắc như phim ảnh miêu tả.

Khi nhìn vào chân dung của những danh tướng trong lịch sử, mọi người đều nhận thấy rằng họ hầu như đều có một điểm chung, đó là phần bụng rất to, giống như thời này gọi là "bụng bia".

Trong bộ phim "Thủy Hử" năm 1996 , Đinh Hải Phong đã tái hiện thành công hình ảnh người anh hùng Lương Sơn Bạc Võ Tòng đầy khí phách, võ nghệ cao cường, thích uống rượu và hành hiệp trượng nghĩa. Nhiều khán giả thậm chí nhận xét qua màn hóa thân xuất thần của nam diễn viên họ Đinh, họ như thấy Võ Tòng bước từ tiểu thuyết lên màn ảnh. Phiên bản Võ Tòng của Đinh Hải Phong sở hữu gương mặt góc cạnh, nam tính cùng vóc dáng cao to, tráng kiện. 

Cảnh Võ Tòng tay không bắt hổ trong "Thủy Hử 1996".

Sau 23 năm, nam diễn viên họ Đinh một lần nữa hóa thân thành Võ Tòng. Trái với kỳ vọng, "Võ Tòng đại chiến Sư tử lầu" lại không được khán giả đón nhận và truyền thông chú ý. Bởi Đinh Hải Phong gây thất vọng vì ngoại hình không phù hợp với nhân vật. Phiên bản Võ Tòng mới của Đinh Hải Phong bị khán giả chê phát tướng, gương mặt hiện rõ dấu vết tuổi tác, da nhăn nheo và chạy xệ. Không những thế, ở một số cảnh quay, nam diễn viên "Thủy Hử" còn để lộ cả "bụng bia".

Do ảnh hưởng của bộ phim "Thủy Hử" trước đó, trong trí tưởng tượng của khán giả, Võ Tòng là một anh hùng hoàn mỹ, cơ thể cao lớn tráng kiện, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn. Vì vậy, hình ảnh tướng sĩ lộ "bụng bia" trên phim khiến đa số khán giả khó đón nhận. Tuy nhiên, theo đúng nguyên tác của truyện "Thủy Hử", Tôn Nhị Nương từng miêu tả Võ Tòng rằng: "Loại to béo như này, làm thịt bò bán thì tốt". Hay trong phân đoạn ở cổ miếu, 4 kẻ vây bắt Võ Tòng đã nói rằng: "Con chim tộc Hán béo như này, tốt nhất là mang về dâng cho đại ca".

Hình ảnh Võ Tòng lộ "bụng bia" trong phim "Võ Tòng đại chiến Sư tử lầu".

Hình ảnh Võ Tòng lộ "bụng bia" trong phim "Võ Tòng đại chiến Sư tử lầu".

Có thể thấy, các võ sĩ thời xưa đều là người có ngoại hình khá nặng cân, chứ không hề mảnh mai tuấn tú như trên phim ảnh. Vào thời nhà Thanh, nâng đá là một trong những hạng mục của cuộc thi võ trạng. Trong "Thanh đại khoa cử khảo võ thuật" có ghi: "Đá có loại 100kg, 125kh, 150kg... bắt buộc phải nâng lên cách đất 2 thước, qua đầu". Bởi vậy, các võ sĩ phải có sức khỏe, ngoại hình to béo mới có thể vượt qua kì thi này.

Bên cạnh đó, những người lính trên chiến trường cần chất béo để dự trữ năng lượng. Thời cổ đại, thời gian chiến tranh thường không thể xác định, đặc biệt là thế trận giằng co, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lương thực. Lúc đó, chất béo dày trên bụng là thứ tốt nhất đảm bảo sự sinh tồn cho người lính. Những người có "bụng bia" sẽ có khả năng sống sót tốt hơn trong điều kiện đói lạnh và giành được lợi thế trong một cuộc chiến kéo dài.  Hơn nữa, phần bụng là một trong những điểm yếu của binh sĩ trên chiến trường, vì lớp mỡ dày sẽ giúp các tướng sĩ giảm được sức sát thương từ tên đao đến một mức độ nhất định.

Danh tướng trên phim ảnh đều có vóc dáng cao to, cơ bắp cuồn cuộn.

Danh tướng trên phim ảnh đều có vóc dáng cao to, cơ bắp cuồn cuộn.

Không chỉ mỗi các tướng lĩnh mà ngay cả những binh sĩ cũng có "bụng bia". Quan sát đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho thấy, bụng của một số ít binh sĩ thực sự không săn chắc như nhiều người vẫn tưởng.

Theo những ghi chép lịch sử, quân đội nhà Tần có khả năng chiến đấu rất mạnh mẽ trên chiến trường. Quân lính nước Tần có một luật bất thành văn là trước mỗi trận chiến, họ cần ăn uống một bữa no. Sở dĩ, họ làm như vậy để đảm đảo tinh thần và hiệu quả chiến đấu của quân sĩ luôn ở trạng thái tốt nhất. Do ăn nhiều tinh bột xấu nên lượng đường cũng cao hơn và dễ tạo thành chất béo khiến cơ thể tích tụ mỡ, đặc biệt ở vùng bụng. Vì thế, đây cũng là nguyên nhân khiến phần bụng của binh sĩ nước Tần khá to.

Chiến binh đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng  được chế tác theo đúng nguyên mẫu nên có phần bụng to. 

Chiến binh đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng  được chế tác theo đúng nguyên mẫu nên có phần bụng to. 

Sự khác biệt về tính thẩm mỹ giữa ngày xưa và ngày nay cũng phản ánh mức độ phát triển xã hội khác nhau giữa hai thời đại. Người hiện đại thích giảm cân, tập thể dục để có ngoại hình gọn gàng săn chắc. Thời cổ đại thì khác, gầy tượng trưng cho sự nghèo khó, ăn không đủ no. Vì vậy, "bụng bia"  đại diện cho những người có thân phận và địa vị cao quý.

Nguồn: [Link nguồn]

Long bào của hoàng đế Trung Hoa xưa không bao giờ được giặt bằng nước: Lý do đầy bất ngờ

Để hoàn thiện một chiếc long bào cần khoảng một năm nhưng vì sao không bao giờ được giặt bằng nước?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyệt Lương (Tổng hợp từ QQ và Baidu ([Tên nguồn])
Anh hùng phim Thủy hử: Ngày ấy, bây giờ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN