Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ

Ở Bình Định quê tôi có vè chàng Lía bằng hàng nghìn câu lục bát, mà từ lúc còn nằm nôi ai cũng được các bà, các chị và mẹ hát kể cho nghe "Chiều chiều én liệng Truông Mây - Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành".

Theo sử sách chép lại, ở vào giữa thế kỷ XVIII, chính triều nhà Nguyễn phong kiến ở Đàng Trong suy yếu dần. Quan lại, hào cường, mà khét tiếng tham nhũng là quyền thần Trương Phúc Loan đã kết thành bè cánh ăn chơi xa xỉ và đàn áp bóc lột thậm tệ người dân.

Lần theo dấu sử và những câu ca trong dân gian, chàng Lía miền đất võ khi ấy xuất thân từ kẻ bần nông, bị đè nén, nhưng với tài năng của mình đã tập họp dân nghèo nổi dậy, lấy của cường hào giàu có chia cho người nghèo, thanh thế vang động cả dải Nam Trung bộ.

Chúng tôi đã lặn lội đi tìm những chứng tích về chàng Lía được lưu truyền ở Bình Định. Đó là mộ chàng Lía ở Truông Mây, là hang chàng Lía ở Núi Bà và mộ mẹ chàng Lía ở Hòn Sưng...

Phải có người địa phương phát lối chỉ đường, leo hàng tiếng đồng hồ núi non hiểm trở và đầy gai góc, đặc biệt hang chàng Lía miền đất võ phải trèo qua những tảng đá núi cheo leo… Và cuối cùng chúng tôi cũng đã tìm đến được những dấu tích độc đáo và thiêng liêng ấy.

Có thể nói, qua nhiều câu chuyện kể trong dân gian và từ “mục sở thị”, thấy cuộc đời chàng Lía như một truyền thuyết. Lúc nhỏ chàng đi chăn trâu, cắt cỏ thuê cho địa chủ cường hào trong vùng, tình cờ trông thấy một chú cá lóc vọt phốc từ dưới nước lên qua một bờ đất cao, Chàng học ngay thế võ nhảy này. Sau khi tập luyện thành công cú nhảy cá lóc, Lía có thể tung người nhảy vọt qua khỏi nóc nhà. Cũng nhờ cú nhảy cá lóc, Lía đã nhiều lần thoát thân khi đi cướp của người giàu chia cho dân nghèo, hay những lúc đánh nhau với quân lính. Biết không thể dùng vũ lực nên quân triều đình sau này đã bày mưu hãm hại Lía.

Hẳn là một bậc hào kiệt mới có thể trở thành truyền thuyết. Tuy nhiên, có một thực trạng khá buồn với đoàn khảo sát chúng tôi khi chứng kiến cả ba nơi lưu dấu, liên quan chàng Lía miền đất võ đều tuyệt nhiên chưa hề thấy động thái nào liên quan đến công tác bảo vệ và quan tâm của những cơ quan có trách nhiệm về những chứng tích còn sót lại, đang bị mòn dần theo thời gian…

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 1

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 2

Chúng tôi đi tìm di tích gắn với chàng Lía.

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 3

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 4

Hang chàng Lía ở Núi Bà, xã Cát Trinh huyện Phù Cát, Bình Định.

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 5

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 6

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 7

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 8

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 9

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 10

Chúng tôi thành kính dâng hương, hoa lên mộ mẹ chàng Lía ở trên đinh núi Hòn Sưng, xã Bình Thành huyện Tây Sơn, Bình Định.

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 11

Tại mộ chàng Lía ở Truông Mây, xã Ân Đức huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Xuyên rừng tìm "dấu chân" chàng Lía miền đất võ - 12

Một vừng trời, mây và núi non rất đẹp trên Hòn Sưng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Tuấn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN