Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh

Đỉnh núi Washington thuộc New Hampshire, là đỉnh cao nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ và là dãy núi nổi bật thuộc phía đông sông Mississippi. Trước khi người châu Âu chuyển đến định cư, người bản địa gọi ngọn núi này là Agiocochook có nghĩa là "ngôi nhà của vị thần". Tuy nhiên, ngày nay, ngọn núi này lại được biết đến là "ngôi nhà của vùng khí hậu tồi tệ nhất thế giới."

Mặc dù đỉnh Washington nằm trong vùng khí hậu ôn đới song lại có điều kiện khí hậu khá giống Bắc cực. Tại đây khí hậu vô cùng khắc nghiệt, tuyết rơi quanh năm, sương mù dày đặc, nước đóng băng và gió mạnh. Đặc biệt tại độ cao chỉ khoảng 6.288 feet nhưng tại đỉnh núi này thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thậm chí đối với những người có kinh nghiệm thời tiết có thể so sánh với đỉnh núi Everest hoặc Nam Cực.

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 1

Trạm thời tiết trên đỉnh núi Washington đang được dịch chuyển xuống để tránh bị gió thổi bay

Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại đỉnh núi Washington là -46,0 ° C. Tốc độ gió cao nhất được ghi nhận tại đây là 231 dặm/ giờ tương đương 372 km/h. Đây là tốc độ gió được ghi nhận là mạnh nhất trên trái đất, mạnh hơn cả những cơn bão khốc liệt trong toàn bộ thế kỉ 20. Ngày 16.1.2004, tại đỉnh núi Washington đã ghi nhận nhiệt độ -42,0 ° C và sức gió mạnh 87,5 dặm/giờ (140.8 km/h) trong đó nhiệt độ gió lạnh ở mức -74,77 ° C.

Thời tiết tại núi Washington khắc nghiệt như vậy là do vị trí địa lý của khu vực này. Đỉnh núi nằm trên đường dịch chuyển của vùng tâm bão từ Đại Tây Dương đến khu vực phía nam, khu vực vùng Vịnh và phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Bên cạnh đó do địa hình thẳng đứng của dãy núi Tổng thống kết hợp với hướng núi bắc-nam đã tạo ra một rào cản lớn với gió thổi từ phía Tây. Vì vậy vào mùa đông, do sự khác biệt nhiệt độ tương đối giữa khu vực Đông Bắc và Đại Tây Dương đã tạo ra hệ thống khối khí áp suất thấp phát triển dọc theo bờ biển gây nên những ngọn gió rất to.

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 2

Đỉnh Washington cũng nhận được lượng mưa khá lớn. Hiện tượng tuyết rơi gần diễn ra liên tục, trung bình vào khoảng 280 inches/ năm. Vào tháng 2.1969, tại đây đạt kỷ lục tuyết rơi 49,3 inches chỉ trong 24 giờ đồng hồ. Chính điều kiện thời tiết vô cùng thất thường mà đỉnh núi này có tên là "ngôi nhà của vùng khí hậu tồi tệ nhất thế giới".

Mặc dù vậy, đỉnh núi Washington cũng như đài quan sát lại luôn trở thành một điểm du lịch khá nổi tiếng. Ngọn núi này vốn là một phần của tour du lịch đi bộ đường dài, đã có khá nhiều các nhà thám hiểm đã đến khu vực này thông qua đường mòn Appalachian. Gió cũng là đặc điểm nổi bật giúp khu vực này trở nên khá phổ biết với những người ham mê tàu lượn. Còn đối với những người vốn không quen với việc đi bộ đường dài, nơi đây cũng cung cấp có một tuyến đường sắt dành cho khách du lịch muốn thăm quan đỉnh núi Washington này.

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 3

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 4

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 5

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 6

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 7

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 8

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 9

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 10

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 11

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 12

Nhà Tip-Top, tọa lạc tại vị trí gần đỉnh núi ban đầu được sử dụng như một khách sạn. Bức tường của căn nhà dày khoảng 8 feet nhằm giữ ấm cho khách du lịch nghỉ tại khách sạn. Ngày nay nó được sử dụng như một viện bảo tàng

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 13

Thám hiểm ngọn núi có khí hậu tồi tệ nhất hành tinh - 14

 Tàu lên đỉnh núi Washington

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạnh Chi (theo Amusing Planet) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN