DANH MỤC

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn ở nhiều nước tại châu Á, với phong tục khác nhau giữa các nền văn hóa, nhưng có một điểm tương đồng kết nối tất cả: đoàn tụ gia đình. Dưới đây là cách các quốc gia khác nhau trên khắp châu Á tổ chức Tết Nguyên đán.

Vào dịp Tết Nguyên đán, người lớn đưa cho trẻ em những phong bao lì xì, các gia đình quây quần bên nhau để ăn mừng với một số món đặc trưng như bánh chưng. Mâm quả với năm loại quả khác nhau được bày ra để trưng bày, người ta đốt pháo để xua đuổi tà ma.

Ở Hàn Quốc, các gia đình cùng nhau đón Tết Nguyên đán trong một bữa tiệc lớn. Ngày lễ được gọi là Seollal, và tteokguk (súp bánh gạo) được phục vụ như một món ăn đặc biệt cho ngày lễ vì những chiếc bánh gạo giống như tiền xu. Người ta cũng treo những cuộn giấy đẹp chứa đầy những lời chúc phúc trên cửa nhà để đón năm mới.

Tết Nguyên đán là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đất nước này. Tương tự như ở Việt Nam, người lớn cũng tặng lì xì cho trẻ em. Màu đỏ được coi là màu may mắn, vì vậy nó được nhìn thấy trên đồ trang trí ở khắp mọi nơi, từ đèn lồng đến giấy cắt trang trí.

Người Singapore cũng coi Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm. Vì có một cộng đồng người Hoa rất đông ở Singapore nên nhiều phong tục cũng tương đồng như bữa ăn tối đại gia đình, pháo nổ, và đèn lồng sáng màu đỏ xuất hiện ở khắp các ngôi nhà và trên toàn thành phố.

Thường được gọi là Tết Nguyên Đán ở Malaysia, ngày lễ này có nguồn gốc từ một cộng đồng lớn người Hoa nhập cư. Trong ngày chào đón năm mới, mọi người có thể xem biểu diễn múa rồng và sư tử trên đường phố.

Tết Tây Tạng được gọi là lễ hội Losar, thường được ghép với Tết Nguyên đán. Giống như nhiều nước châu Á, Losar được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Trong lễ hội của họ, người Tây Tạng nhảy múa, đuổi ma và ăn bánh bao, được gọi là Guthuk, như một phần của lễ hội.

Tết Nguyên đán, còn được gọi là Imlek cũng là một ngày lễ quốc gia. Nhiều cửa hàng đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ và đồ trang trí màu đỏ được treo khắp các ngôi nhà cũng như cơ sở kinh doanh. Người ta còn mua hoa, quả có múi về làm quà cho bạn bè, người thân.

Đất nước nhỏ bé Brunei đón Tết Nguyên đán chủ yếu do những người nhập cư Trung Quốc mang theo truyền thống Tết của họ. Khoảng 10% dân số là người Trung Quốc ở đây ăn mừng bằng các điệu múa lân và các bữa tiệc mở tại nhà.

Tết Nguyên đán được công nhận là một ngày lễ không làm việc ở quốc gia này. Đây chủ yếu được xem là ngày lễ của Trung Quốc được tổ chức bởi những người Philippines gốc Hoa và địa điểm tổ chức bữa tiệc lớn nhất là Binondo ở Manila.

Mặc dù Tết Nguyên đán không phải là một lễ kỷ niệm lớn ở những quốc gia này nhưng vào dịp Tết Nguyên đán, bạn có thể thấy một số chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi nhất định liên quan đến lễ hội.

Vào những ngày trước Tết của người Hindu, những người thờ phượng ở Bali diễu hành qua các đường phố với hình nộm ma quỷ (ogah-ogah) và dùng vỏ dừa lửa quất vào nhau để xua đuổi tà ma.

Tết Thái còn gọi là Songkran báo hiệu sự khởi đầu của một năm mới đầy năng lượng mặt trời. Ngày đầu tiên của lễ kỷ niệm biến Thái Lan thành một cuộc chiến nước khổng lồ. Nhưng nó không chỉ là trò chơi mà người Thái tin rằng nước rửa sạch vận rủi, vì vậy việc té nước vào người thực sự là một biểu hiện của sự tôn trọng và cầu chúc.

Truyền thống chào đón năm mới trong văn hóa Nhật Bản là ăn một số loại thực phẩm. Toshikoshi soba được ăn vào đêm giao thừa, trong khi ozoni và osechi được thưởng thức vào ban ngày. Ngoài ra có rất nhiều người đến thăm đền thờ vào ngày 1, 2, 3 tháng Giêng để tỏ lòng thành kính và cũng là để cầu mong một năm hạnh phúc và mạnh khỏe.

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão
Thứ Ba, ngày 01/02/2022 01:00 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Kim Tuyến (Theo fodors) ([Tên nguồn])