Lý do bạn nhất định phải mua bảo hiểm cho những chuyến du lịch

Việc mua bảo hiểm du lịch giúp bạn có một chuyến đi an toàn, được bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong chuyến đi.

Du lịch ở Việt Nam ngày càng phát triển, nhưng vấn đề mua bảo hiểm du lịch vẫn còn bị xem nhẹ ngay cả với du khách và cả công ty tổ chức tour. Theo nghiên cứu của các công ty bảo hiểm, hiện nay chỉ có khoảng 30% người Việt mua bảo hiểm du lịch. 70% còn lại không mua bảo hiểm du lịch vì nhiều lý do khác nhau trong đó có việc không nhận thấy quyền lợi hoặc tiết kiệm chi phí chuyến đi…

Bảo hiểm du lịch nói chung hay bảo hiểm du lịch trong nước nói riêng không phải là loại hình bắt buộc, ngoại trừ một số nước ở châu Âu, châu Mỹ, những điểm đến yêu cầu phải có bảo hiểm du lịch mới cấp visa. Điều này đồng nghĩa rằng, bảo hiểm du lịch nội địa là không bắt buộc ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải rủi ro, bất trắc trong hành trình của mình như đau bệnh, thương tật hay tai nạn bất ngờ xảy ra, thì bảo hiểm du lịch sẽ đóng vai trò vô cùng cần thiết và đem lại sự hỗ trợ đáng kể cho bạn, mặc dù chi phí bảo hiểm du lịch có thể coi là thấp nhất so với các chi phí khác trong chuyến đi.

Bảo hiểm du lịch giúp bạn có một chuyến đi an toàn, được bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong chuyến đi.

Bảo hiểm du lịch giúp bạn có một chuyến đi an toàn, được bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong chuyến đi.

Bảo hiểm du lịch nội địa là gói bảo hiểm du lịch giúp bạn có thể yên tâm tham gia các chuyến du lịch tại Việt Nam. Trong trường hợp tử vong do tai nạn, ốm đau, thương tật vĩnh viễn, tai nạn hoặc các chi phí phát sinh trong quá trình đi du lịch, bảo hiểm du lịch nội địa sẽ chi trả cho người được bảo hiểm.

Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 06 đến 85 đi du lịch tại Việt Nam dưới hình thức khách sạn, resort, tắm biển, tham quan, nghỉ dưỡng, leo núi, du lịch mạo hiểm hoặc tham gia các cuộc thi chuyên nghiệp như leo núi mạo hiểm, lướt ván,...thường phải mua các gói bổ sung để mở rộng phạm vi bảo hiểm.

Vai trò của bảo hiểm du lịch

Bảo hiểm du lịch sẽ chi trả chi phí điều trị, nằm viện, thăm thân và vận chuyển cấp cứu đến các cơ sở y tế thích hợp để điều trị. Chi phí sẽ phụ thuộc vào các điều khoản và điều kiện của gói bảo hiểm mà bạn đã ký.

Không chỉ cung cấp bảo hiểm cho các vấn đề về sức khỏe mà bảo hiểm du lịch còn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng trong những trường hợp không may bị hoãn, hủy chuyến bay, bao gồm phí đặt phòng khách sạn, chi phí đi lại, đặt vé máy bay và các chi phí khác phát sinh trong quá trình đi lại.

Ngoài ra, bảo hiểm du lịch còn chi trả các chi phí liên quan đến hành lý như hư hỏng hành lý do các nguyên nhân khách quan, bồi thường khi mất mát, hư hỏng hành lý, tư trang. Đặc biệt, nếu bạn không may phải hủy hoặc rút ngắn hành trình, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường số tiền đặt cọc bị mất do người thân bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong cũng như chi phí phát sinh khác.

Bảo hiểm du lịch còn thanh toán các chi phí cho việc giấy tờ đi lại, thị thực, vé máy bay và các giấy tờ tùy thân khác bị mất. Ngoài ra còn thanh toán chi phí đi lại và chi phí ăn ở phát sinh do mất giấy thông hành.

Thị trường bảo hiểm du lịch tại Việt Nam

Hiện tại có rất nhiều công ty cung cấp sản phẩm bảo hiểm du lịch, mỗi công ty có những gói bảo hiểm và dịch vụ bồi thường khác nhau cho bạn lựa chọn tương ứng với đó là hạn mức bồi thường khác nhau. Sau đây là một số quy định về phí bảo hiểm du lịch trong nước:

- Không phải gói bảo hiểm du lịch nào cũng giống nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng của du khách sẽ có mức phí khác nhau cho từng gói, điều kiện và mục đích và quyền lợi của khách hàng khác nhau. 

- Tuy nhiên, mức phí bảo hiểm du lịch trong nước không quá cao. Do quy định trong luật bảo hiểm du lịch trong nước, nên các công ty bảo hiểm không được báo giá quá cao.

- Mức phí bảo hiểm du lịch trong nước rất thấp so với bảo hiểm đi du lịch quốc tế, nó có giá thấp nhất từ 1.500 đồng/người/ngày – 4.500 đồng/người/ngày.

- Ngoài ra, mức phí bảo hiểm du lịch còn tùy thuộc vào địa điểm đến, thời gian du lịch cũng như yêu cầu lựa chọn quyền lợi theo khách hàng.Tỷ lệ phí bảo hiểm du lịch sẽ áp dụng cho bảo hiểm du lịch nội địa theo chuyến là 0,015% với hạn mức trách nhiệm bồi thường do khách hàng yêu cầu. Vì thế, để tính phí bảo hiểm du lịch trong nước đơn giản nhất, bạn áp dụng theo công thức sau: 

Số tiền bảo hiểm = 0,015% x Mức trách nhiệm bồi thường x Số ngày đi x Số người đi

Hiện tại có rất nhiều công ty cung cấp sản phẩm bảo hiểm du lịch, mỗi công ty có những gói bảo hiểm và dịch vụ bồi thường khác nhau

Hiện tại có rất nhiều công ty cung cấp sản phẩm bảo hiểm du lịch, mỗi công ty có những gói bảo hiểm và dịch vụ bồi thường khác nhau

Chi phí bảo hiểm du lịch trong nước bao gồm: thương tật, tàn tật, tử vong do tai nạn hay ốm đau, bệnh tật bất ngờ trong chuyến đi du lịch sẽ được bồi thường hạn mức trách nhiệm cao nhất là 10 triệu cho mỗi trường hợp. Ngoài ra, số tiền bảo hiểm du lịch trong nước có định mức từ 1 triệu đến 100 triệu. Phí bảo hiểm du lịch sẽ tương ứng với giá trị bào hiểm mà khách hàng đã lựa chọn. 

Chị Lê Thanh Thảo - Nhân viên một hãng bảo hiểm chia sẻ, phí bảo hiểm du lịch của các công ty nhìn chung là giống nhau. Tuy nhiên, tùy vào từng công ty bảo hiểm du lịch sẽ thiết kế nhiều gói dịch vụ đáp ứng theo từng nhu cầu của khách hàng. 

Một số mức phí bảo hiểm du lịch trong nước của các công ty

- Bảo Việt: Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho bảo hiểm du lịch theo chuyến: 0,015%

- Bảo Minh: Từ 1 - 50 triệu đồng/người/vụ

- PIT: Từ 1 - 100 triệu đồng/người/vụ

- BIC: Từ 10 - 50 triệu đồng/người/vụ

- MIC: Từ 10 - 50 triệu đồng/người/vụ

Đại diện một số hãng lữ hành cho biết, quy định hiện hành đều bắt buộc các công ty phải mua bảo hiểm cho du khách khi bán tour (nội địa và quốc tế). Theo giám đốc một công ty bảo hiểm, đối với các tour nước ngoài, với chặng ngắn DN lữ hành thường mua gói bảo hiểm có mức chi trả tử vong và thương tật cho du khách 10.000 - 20.000USD/người, chặng dài 30.000 - 50.000USD (tuyến châu Âu). Riêng tour trong nước, một số công ty chỉ mua mức bảo hiểm cho khách 10 - 20 triệu đồng/người.

Ông Nguyễn Minh Mẫn - Trưởng phòng Truyền thông Công ty TST Tourist - thông tin, khách du lịch nước ngoài khi đến Việt Nam mua tour thường hỏi tỉ mỉ về giá trị bảo hiểm cũng như quyền lợi được hưởng nếu chẳng may xảy ra sự cố, còn du khách Việt Nam thường chỉ mua cho có hoặc nếu đi du lịch theo tour thì phó mặc cho công ty lữ hành. Đa phần khách Việt không quan tâm đến bảo hiểm mình mua thuộc công ty nào, những hạng mục trong bảo hiểm gồm có những gì.

Nhiều hãng lữ hành như Saigontourist, BenThanh Tourist, TST Tourist, Truyền thông Du lịch Việt… có ghi cụ thể mức bảo hiểm tối đa cho các tour du lịch trong và ngoài nước. Các gói bảo hiểm này đều được nhân viên tư vấn rõ cho khách hàng khi đặt tour. Hạn mức bảo hiểm từ vài trăm triệu tới hàng tỷ đồng/người, tùy hãng lữ hành. 

Các trường hợp không được hãng bảo hiểm bồi thường

Các trường hợp không được bồi thường những thiệt hại hành lý gồm: mất vàng, đá quý, kim loại quý, tiền mặt, séc, hộ chiếu, bằng lái xe, vé các loại, chứng từ có giá trị như tiền, bản vẽ, bản thiết kế; đồ vật bị xây xát, ướt, mà không làm mất chức năng của nó; đồ mà cơ quan chức năng có thẩm quyền trưng thu, cầm giữ hoặc tịch thu…

Các công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với các vật dụng bị mất mà không có giấy tờ xác nhận, tức là khách hàng phải cung cấp tất cả chi tiết bao gồm hóa đơn ghi rõ ngày mua, giá, mẫu mã và loại sản phẩm bị mất hay bị thiệt hại. Bên cạnh đó, khách còn phải có văn bản xác nhận khi tài sản bị mất hay tổn thất xảy ra trong quá trình quá cảnh; các thông báo tổn thất tới các cơ quan liên quan có thẩm quyền phải được thực hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố xảy ra.

Quy định hiện hành đều bắt buộc các công ty phải mua bảo hiểm cho du khách khi bán tour (nội địa và quốc tế)

Quy định hiện hành đều bắt buộc các công ty phải mua bảo hiểm cho du khách khi bán tour (nội địa và quốc tế)

Khách hàng định du lịch mạo hiểm phải lưu ý rằng, nhiều hợp đồng bảo hiểm không bao gồm các môn thể thao mạo hiểm, nên cần chắc chắn rằng, hoạt động trên được đề cập trong hợp đồng bảo hiểm mình mua. Những địa điểm được xác định có tính rủi ro cao thường sẽ không được bảo hiểm; nếu vẫn có ý định tới những khu vực này, cần lựa chọn gói bảo hiểm có điều khoản bồi thường trong các trường hợp bị tấn công bằng vũ khí hóa học, hạt nhân hay sinh học. Một số hợp đồng bảo hiểm chỉ kéo dài tối đa 120 ngày chứ không phải 180 ngày; nếu quyết định đi lâu hơn thì nên tìm hiểu thời gian của bảo hiểm.

Dù các gói bảo hiểm du lịch đều có điều khoản bồi thường cho tai nạn hoặc bệnh tật nhưng không có khả năng thay thế cho gói bảo hiểm sức khỏe toàn diện và không có khả năng hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh một cách tối đa. Nếu muốn có gói bảo hiểm sức khỏe toàn diện, cần chọn các gói cung cấp dịch vụ cứu nạn y tế khẩn cấp.

Nhiều người thường không nghĩ đến khả năng mắc bệnh như hen suyễn, chàm eczema hoặc các bệnh mạn tính khác trong kỳ nghỉ. Để tránh tốn kém, cần chọn gói bảo hiểm đồng ý chi trả cho việc khám bệnh ở nước ngoài chứ không phải là gói bảo hiểm tai nạn, bệnh tật ở nước ngoài.

Đã có trường hợp bất ngờ bị đau dạ dày, công ty bảo hiểm cho rằng đó là bệnh mạn tính nên không đồng ý chi trả và chỉ chi trả trong các trường hợp bệnh cấp tính như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai nạn bất ngờ. Nếu du lịch nước ngoài và có nhu cầu thuê xe hơi hoặc xe máy, cần mua bảo hiểm hỗ trợ thêm về các vấn đề phát sinh đột xuất, như không may gặp tai nạn gây thiệt hại về xe.

Nguồn: [Link nguồn]

Loạt ảnh đi cáp treo thời ”ông bà anh” khiến netizen lạnh gáy: Thật đúng là cảm giác mạnh!

Thế hệ "ông bà anh" đúng là "không đùa được đâu", đi cáp treo không cần lồng kính, đến thần thái cũng "đỉnh của chóp"!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tấn An ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm du lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN