Hãi hùng đi trên cầu cỏ cheo leo giữa vực sâu

Sự kiện: Du lịch, lễ hội

Từ những sợi cỏ mỏng manh, cộng đồng người Quechua ở Peru đã tết chúng lại để tạo thành cầu treo bằng cỏ có tên Q'eswachaka. Đó là cây cầu từ thời Inca, bện từ cỏ tạo thành dây thừng theo cách truyền thống. Đây cũng là cây cầu cỏ cuối cùng tết bằng tay của người Peru. Cứ mỗi năm một lần vào tháng 6, cây cầu phải làm lại một lần. Ước tính cây cầu có niên đại gần 600 năm tuổi.

Hãi hùng đi trên cầu cỏ cheo leo giữa vực sâu - 1

Cây cầu đặt giữa hai hẻm đá, dệt hoàn toàn bằng tay, không hề có sự can thiệp của máy móc. Đây là nơi quan trọng của mạng lưới liên kết các thành phố và thị trấn của đế chế Inca. Nó trở thành cây cầu cỏ duy nhất còn sót lại trên thế giới. Độ cao của cầu là 67m, dài khoảng 36,6 m, chiều rộng chỉ đủ cho một người đi qua.

Theo truyền thống, khi xây dựng cầu, chỉ có đàn ông mới được làm việc trên cầu. Còn phụ nữ  ở bên trên của hẻm núi, dệt những sợi dây nhỏ lại với nhau. Trong ngày đầu tiên khởi công, những người đàn ông sẽ tập trung quanh cây cầu cũ và dệt những sợi nhỏ thành những sợi lớn hơn. Để cây cầu chắc chắn, họ sử dụng sáu dây thừng lớn dày khoảng 31 cm, mỗi sợi chứa khoảng 120 sợi dây mỏng hơn ban đầu.

Những người phụ nữ bện cỏ.

Những người phụ nữ bện cỏ.

Người đàn ông vác sợi dây thừng to khi đã được bện.

Người đàn ông vác sợi dây thừng to khi đã được bện.

Mỗi gia đình ở đây sẽ đóng góp các phần của sợi dây, họ sử dụng loại cỏ cứng có tên là Ichu. Để dễ uốn hơn, họ dùng những hòn đá to đập dập cỏ và ngâm trong nước một khoảng thời gian nhất định. 

Cây cầu cũ được phá đi, họ cho phép trôi xuống hạ lưu, vì nó được làm từ cỏ nên sẽ phân hủy. Bốn trong số sáu sợi cỏ dệt sẽ trở thành sàn của cây cầu và hai sợi còn lại sẽ là tay vịn. Tất cả sáu sợi dây được buộc chắc chắn vào các giá đỡ lớn làm bằng đá chạm khắc ở hai bên hẻm núi. Phải mất rất nhiều thời gian thì những người đàn ông mới kéo được những sợi dây thừng chặt lại.

Những người đàn ông nối dây giữa hai hẻm đá.

Những người đàn ông nối dây giữa hai hẻm đá.

Vào ngày thứ ba, một số ít những người đàn ông không sợ độ cao sẽ đi lên cầu để buộc những sợi dây nhỏ từ tay vịn xuống sàn, tạo một hàng rào cho phép mọi người đi qua cầu an toàn. Mỗi năm chỉ làm lại một lần và sẽ được kết thúc bằng lễ kỷ niệm với rất nhiều món ăn và âm thanh vào ngày thứ tư. Năm 2013, cây cầu này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Người ”cứng” đến mấy cũng hãi hùng khi tới 5 địa điểm ma ám rùng rợn nhất thế giới

Những câu chuyện bí ẩn, những cái chết kỳ quái khiến cho 5 nơi này trở thành địa điểm thu hút những du khách gan dạ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đặng Thùy ([Tên nguồn])
Du lịch, lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN