Bãi biển phóng xạ một thời cực đắt khách ở Brazil

Khi nói về những không gian phóng xạ nổi tiếng nhất thế giới, mọi người thường nghĩ đến những vùng thảm họa như khu vực xung quanh nhà máy điện Chernobyl ở thành phố chết Pripyat, Ukraina.

Tuy vậy, phóng xạ không phải lúc nào cũng là kết quả của sự can thiệp của con người. Một số cảnh quan như các bãi biển ở Guarapari, Brazil có tính phóng xạ tự nhiên do sự hiện diện của một khoáng chất gọi là monazite.

Bãi biển phóng xạ một thời cực đắt khách ở Brazil - 1

Ảnh: Fabian Kronenberger / Flickr

Vào những năm 1880, nhà phát minh người Áo Carl Auer von Welsbach đã phát triển một loại ánh sáng gọi là lớp phủ khí. Năm 1890, Carl Auer von Welsbach phát hiện ra rằng lớp phủ của ông có thể tạo ra ánh sáng trắng rực rỡ hơn nếu ông sử dụng một nguyên tố phóng xạ gọi là thorium. Ông tìm thấy một ít cát màu nâu đỏ trên một con tàu đi từ Brazil có chứa monazite, một nguồn giàu thorium. Carl Auer von Welsbach đã thuê một nhóm công nhân để khai thác monazite từ các bãi biển của Guarapari.

Bãi biển phóng xạ một thời cực đắt khách ở Brazil - 2

Thu hoạch cát từ các bãi biển vào năm 1910. Ảnh: bionerd23 / Flickr

Bãi biển phóng xạ một thời cực đắt khách ở Brazil - 3

Công nhân đóng gói cát monazit trong bao tải. Ảnh: bionerd23 / Flickr

Bãi biển phóng xạ một thời cực đắt khách ở Brazil - 4

Công nhân chế biến cát monazit. Ảnh: bionerd23 / Flickr

Vào những năm 1970, tiến sĩ Silva Mello đã tuyên bố sai rằng cát phóng xạ của Guarapari có đặc tính chữa bệnh. Mellow đã viết một cuốn sách nói rằng sự kết hợp của cát phóng xạ và tia UV của mặt trời có thể chữa được nhiều loại bệnh, bao gồm cả viêm khớp và ung thư. Du khách đổ xô đến Guarapari và phủ cát lên mình, hy vọng có một phép màu chữa khỏi bất cứ bệnh gì họ mắc phải. Nhờ cuốn sách của Tiến sĩ Mello, các bãi biển của Guarapari đã thu hút rất nhiều người quan tâm đến sức khỏe.

Các chuyên gia năng lượng hạt nhân ở Brazil đã hoàn toàn kinh hoàng trước các khuyến nghị của Tiến sĩ Mello. Các bãi cát phóng xạ của Guarapari phát ra lượng bức xạ tương đương với khi chụp X-quang ngực. Tiếp xúc liên tục với mức độ bức xạ cao như vậy gây hại cho cơ thể con người một cách đáng kinh ngạc. Thay vì chữa khỏi ung thư, việc tiếp xúc lâu dài với cát phóng xạ của Guarapari có thể gây ra bệnh này.

Bãi biển phóng xạ một thời cực đắt khách ở Brazil - 5

Một bức ảnh cũ cho thấy sự đắt khách ở Guarapari. Ảnh: bionerd23 / Flickr

Bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe, các bãi biển của Guarapari vẫn là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Các nhà khoa học hạt nhân không khuyến khích việc phơi nhiễm này. Họ đã có một nỗ lực để di dời cát giàu chất phóng xạ monazite của Guarapari và thay thế nó bằng cát không tạo ra bức xạ quá mức. Tuy nhiên đến nay, các nhà chức trách của Brazil vẫn chưa thực hiện việc này.

Các nhà khoa học đề nghị hạn chế tiếp xúc với mức độ bức xạ cao hơn bình thường. Một ngày nằm dài trên bờ biển của Guarapari có lẽ tương đương với một ngày ở văn phòng bác sĩ hoặc nha sĩ để thực hiện một loạt các xét nghiệm chẩn đoán. Một hoặc hai ngày tắm nắng trên cát phóng xạ có thể sẽ không làm tổn thương tế bào của bạn quá nhiều, nhưng việc chôn mình trong cát monazite phóng xạ chắc chắn là điều không nên.

Có một thông tin chính thống rằng Tiến sĩ Silva Mello là một nhân vật ít người biết đến, và cuốn sách ca ngợi bức xạ tự nhiên của ông hiện đã không còn những bản in. Hiện nay vẫn có rất nhiều người tới tham quan những tàn tích phóng xạ của Pripyat (Ukraina) hoặc dành một tuần thư giãn trong một ngôi nhà gỗ trên bãi biển bên bờ Guarapari.

Nguồn: [Link nguồn]

Doll’s Head – Đường mòn đi bộ rùng rợn nhất thế giới

Ngay bên ngoài thành phố Atlanta, Mỹ là một con đường mòn đi bộ dài kì lạ và đáng sợ nhất thế giới với toàn đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Trang (Theo Unusualplaces) ([Tên nguồn])
Những địa điểm du lịch ma quái Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN