Vì sao không nên vùi điện thoại vào gạo sau khi bị rơi xuống nước?

Sự kiện: Công nghệ

Bỏ ngay thói quen dùng gạo để ‘cấp cứu’ điện thoại vào nước vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Dù có cẩn thận đến đâu, đôi lúc chúng ta vẫn khiến điện thoại thông minh bị ướt do vô tình đánh rơi xuống nước. Lúc này, theo phản xạ thông thường, nhiều người dùng sẽ nghĩ ngay đến việc cho thiết bị vào gạo để hút ẩm.

Việc làm này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, vì từ lâu, các bài hướng dẫn trên mạng Internet luôn "bày kế" cho người dùng thực hiện đầu tiên khi điện thoại hay các thiết bị điện tử bị dính nước. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn sai lầm và tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho thiết bị.

Gạo không phải "phương thuốc" thần kỳ

Mặc dù gạo được biết đến với khả năng hút ẩm tốt, nhưng việc sử dụng chúng để cấp cứu cho điện thoại bị vào nước thực chất là một lời khuyên không chính xác. Nghiên cứu từ các tổ chức uy tín như Đại học Colorado đã khẳng định điều này.

Theo đó, hạt gạo và lớp bụi của chúng có thể lọt vào các khe hở của điện thoại, gây tắc nghẽn cổng sạc, loa, jack cắm tai nghe và các linh kiện bên trong. Việc lấy chúng ra sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, thậm chí gây hư hại thêm cho thiết bị.

Việc bỏ điện thoại bị ướt vào gạo là sai lầm.

Việc bỏ điện thoại bị ướt vào gạo là sai lầm.

Bên cạnh đó, ngay cả với những điện thoại hiện đại như iPhone, Pixel hay Samsung có khả năng chống nước, việc vùi chúng trong thùng gạo cũng không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn hơi ẩm bên trong, thứ có thể dẫn đến ăn mòn và hỏng hóc.

Các nhà sản xuất khuyến cáo điều gì?

Apple, Samsung và nhiều hãng sản xuất điện thoại khác đều khuyến cáo người dùng không nên sử dụng gạo để cứu điện thoại nước. Thay vào đó, hãy thực hiện các bước sau:

- Tắt nguồn: Ngay khi điện thoại bị vào nước, hãy lập tức tắt nguồn thiết bị và rút sạc (nếu có).

- Tháo rời các thành phần: Nếu có thể, hãy tháo rời ốp lưng, thẻ SIM, thẻ nhớ và lau sạch chúng bằng khăn mềm.

- Loại bỏ nước: Lắc nhẹ điện thoại để loại bỏ nước thừa bám trên bề mặt. Dùng khăn mềm, khô lau nhẹ các bộ phận như loa và cổng sạc.

- Đặt ở nơi khô thoáng: Để điện thoại ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không sử dụng máy sấy tóc hoặc đặt dưới ánh nắng trực tiếp để làm khô vì có thể gây hư hỏng.

- Túi hút ẩm: Nếu có sẵn, có thể sử dụng các gói hút ẩm đặt gần điện thoại để loại bỏ hơi ẩm bên trong.

Nên lau điện thoại bằng khăn và đặt ở nơi thoáng mát.

Nên lau điện thoại bằng khăn và đặt ở nơi thoáng mát.

Nếu đã thực hiện các bước trên nhưng điện thoại vẫn không hoạt động, tốt nhất bạn nên đem máy đến các trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục kĩ lưỡng.

Nhìn chung, sử dụng gạo để cấp cứu điện thoại vào nước là một thói quen không chính xác và cần loại bỏ. Hãy chủ động phòng ngừa và thực hiện các biện pháp cứu hộ kịp thời để tránh những hư hỏng đáng tiếc.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại triển lãm MWC năm ngoái, Xiaomi đã trình diễn công nghệ sạc nhanh 300 W, giúp sạc đầy viên pin 4.300 mAh trên mẫu Redmi chỉ trong 5 phút. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tự hỏi sạc nhanh có làm hỏng pin điện thoại không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đào Hoàng - SlashGear ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN