Kính viễn vọng Chile chụp được "bóng ma" khiến cả một ngôi sao "lạc lối"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra thứ bí ẩn đang bóp méo cả quỹ đạo của một ngôi sao trẻ thuộc chòm sao Thiên Thố. Đó là một "bóng ma" nặng gấp 1.272 - 1.908 lần Trái Đất.

Theo tờ Space, bóng ma đó là một hành tinh khổng lồ và là thành công đột phá của Kính viễn vọng Very Large (VLT) đặt tại Chile, bởi chụp ảnh một ngoại hành tinh là rất khó và đây là ngoại hành tinh nhẹ nhất mà thiết bị viễn thám siêu việt này từng ghi nhận.

Ngôi sao được đề cập có tên là AF Leporis, cách Trái Đất khoảng 87,5 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Thố (Lepus). Hai nhóm khoa học gia đã cũng lúc nghiên cứu ngôi sao này sau những dữ liệu thu thập bởi các kính viễn vọng không gian Hipparcos và Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), là hai tàu vũ trụ mang sứ mệnh lập bản đồ bầu trời.

Bức ảnh chụp ngoại hành tinh bí ẩn - Ảnh: ESO

Bức ảnh chụp ngoại hành tinh bí ẩn - Ảnh: ESO

Thế nhưng AF Leporis đã thể hiện một quỹ đạo không ổn định, như bị cái gì đó co kéo. "Bóng ma" này rất có thể là một hành tinh nó đã sinh ra, nhưng phải là một cái lớn đến nỗi lực hấp dẫn cực mạnh đủ tác động ngược lại quỹ đạo sao mẹ một cách rõ ràng.

Để tìm ra "bóng ma", hai nhóm nghiên cứu từ Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đã huy động một đài quan sát mặt đất là VLT. Họ đã thành công trong việc chụp ảnh trực tiếp hành tinh, xác nhận giả thuyết.

Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống quang học thích ứng của VLT tên SPHERE giúp sửa những biến dạng tín hiệu gây ra bởi bầu khí quyển Trái Đất; cùng với coronagraph, một thiết bị giúp chặn đi yếu tố nhiễu từ ánh sáng mạnh của ngôi sao, giúp thấy được rõ ràng hơn môi trường xung quanh ngôi sao.

Hành tinh được chụp ảnh có khối lượng gấp 4-6 lần hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời là Sao Mộc, tức khoảng 1.272 - 1.908 lần Trái Đất. Nó quay quanh sao mẹ bằng khoảng cách Sao Thổ quay quanh Mặt Trời.

Nguồn: [Link nguồn]

Huawei thương mại hệ điều hành MineHarmony hỗ trợ 5G và AI

Hệ điều hành MineHarmony là thành quả sáng tạo chung của Huawei và Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc (China Energy).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN