Con người đang sống trên siêu Trái Đất nếu không có "Mặt Trời có vành"?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Những vòng bụi dày đặc quanh một Mặt Trời trông không giống chút gì so với Mặt Trời ngày nay đã ngăn hành tinh chúng ta phát triển thành siêu Trái Đất.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ André Izidoro từ Đại học Rice (Texas, Mỹ) đã lập nên các mô phỏng máy tính từ dữ liệu về hệ Mặt Trời sơ khai để lý giải một câu hỏi khiến giới thiên văn thắc mắc bấy lâu: các hệ sao khác đầy rẫy siêu Trái Đất, vì sao hệ Mặt Trời của chúng ta thì không?

Ảnh chụp ngôi sao trẻ HD163296, một phiên bản tái hiện hình ảnh của Mặt Trời có vành thuở sơ khai - Ảnh: ALMA/Andrea Isella/Rice University

Ảnh chụp ngôi sao trẻ HD163296, một phiên bản tái hiện hình ảnh của Mặt Trời có vành thuở sơ khai - Ảnh: ALMA/Andrea Isella/Rice University

Theo Live Science, các mô phỏng tái hiện lại giai đoạn Mặt Trời mới hình thành từ đống tro tàn của một đám mây khí bụi gọi là "tinh vân Mặt Trời", cho thấy hình ảnh một ngôi sao non trẻ có các vành khí bụi bao quanh giống những "vòng nhẫn" của Sao Thổ ngày nay, nhưng lớn hơn nhiều.

Các vành này bắt nguồn từ những vùng khí bụi có áp suất cao bao quanh mặt trời sơ sinh, có khả năng là kết quả của các hạt trên đường di chuyển về phía Mặt Trời đã, nóng lên và giải phóng một lượng lớn khí hóa hơi. Có 3 khu vực riêng biệt nơi các hạt rắn hóa hơi thành khí gọi là "đường thăng hoa" và mỗi đường thăng hoa này tự sinh ra một sức hút mạnh mẽ.

Ở vùng gần mặt Trời nhất - vùng nóng nhất - silicat rắn biến thành khí; ở đường giữa thì băng nóng lên biến thành khí; ở vùng xa nhất thì carbon monoxit hóa thành khí.

Quá trình hóa khí này là một chuỗi những "va chạm" khốc liệt và tinh vi, thu hút bụi tụ lại và tạo thành những chiếc nhẫn. Nếu như không có những va chạm áp suất này thì Mặt Trời của chúng ta sẽ đủ mạnh để hút hết các hạt và kết quả là không còn vật liệu để các hành tinh phát triển.

Nói cách khác, 3 chiếc vành này chính là cái nôi của các hành tinh và nhiều vật thể khác. Vành trong cùng đã hóa thành nhóm hành tinh ở "hệ Mặt Trời phía trong" như Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Vành thứ 2 tạo nên các hành tinh còn lại. Trong khi vành ngoài cùng sản sinh ra các sao chổi, tiểu hành tinh ở khu vực Vành đai Kuiper.

Các mô phỏng cho thấy chính cấu trúc "Mặt Trời có vành" này đã quyết định các hành tinh sẽ được định hình như thế nào. Chỉ cần vành thứ 2 hình thành chậm trễ một chút, khí và bụi sẽ bị thu hút quá mạnh vào vành bên trong và tạo ra các siêu Trái Đất, thay vì các hành tinh đá bé nhỏ như hành tinh chúng ta ngày nay.

Và nếu điều đó xảy ra, có thể con người chúng ta bây giờ đang sống trên siêu Trái Đất, hoặc có thể không tồn tại.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc đua vũ trụ Trung-Mỹ 'đốt nóng' năm 2022, Bắc Kinh tiết lộ nhiệm vụ 'gian khổ'

Trung Quốc đã tiết lộ kế hoạch thực hiện hơn 40 vụ phóng vào không gian trong năm nay, "đốt nóng" cuộc đua vũ trụ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN