Bộ TT&TT "điểm mặt, chỉ tên" 16 chiêu lừa đảo trực tuyến và cách phòng tránh

Lừa đảo trực tuyến là một hành vi gian lận trên mạng thông qua việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ để lừa đảo người dùng trực tuyến.

Cục An toàn thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa triển khai “Hội nghị tập huấn tăng cường kỹ năng an toàn thông tin cho người sử dụng trên không gian mạng” tại tỉnh Yên Bái dành riêng cho một số tỉnh trung du - miền núi.

Tại hội nghị, Cục ATTT cho biết, lừa đảo trực tuyến là một hành vi gian lận trên mạng thông qua việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ để lừa đảo người dùng trực tuyến. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các trang web giả mạo để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng của người dùng, gửi email lừa đảo để yêu cầu thông tin nhạy cảm hoặc thuyết phục người dùng đóng tiền hoặc mua hàng hóa không tồn tại.

Lừa đảo trực tuyến đang ngày càng tinh vi và khó lường. (Ảnh minh họa)

Lừa đảo trực tuyến đang ngày càng tinh vi và khó lường. (Ảnh minh họa)

Theo Cục ATTT, hiện này, công nghệ phát triển dẫn đến hình thức lừa đảo cũng gia tăng. Tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm hình lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo.

- Giả mạo thương hiệu của các tổ chức gửi SMS lừa đảo

- Giả mạo các trang web, blog chính thống để thu thập thông tin.

- Trừ tiền khi nghe điện thoại từ số máy lạ.

- Chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội để nhắn tin lừa đảo bạn bè, người thân.

- Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen biến nạn nhân thành con nợ.

- Giả mạo các cơ quan chức năng gọi điện thông báo vi phạm phát luật.

- Giả mạo trang thương mại điện tử lừa làm cộng tác viên.

- Lợi dụng tâm lý, lòng thương và niềmtin của người dân để lừa đảo.

- Lừa đảo bán hàng online kém chất lượng.

- Giả mạo trang cá nhân, tài khoản của người dùng để lạm dụng uy tín, sự nổi tiếng để lừa đảo.

- Bẫy tình qua các ứng dụng, nền tảng hẹn hò.

- Thông báo trúng thưởng, quà tặng.

- Lừa đảo chèn mã độc, đường link độc hại, phần mềm độc hại.

- Lừa nâng cấp SIM từ 4G lên 5G để chiếm đoạt thông tin.

- Giả mạo email ngân hàng, ví điện tử,...

- Lập sàn đầu tư tiền ảo, đa cấp,...

Vậy, người dân cần làm gì để phòng chống?

- Không nên chia sẻ quá nhiều các thông tin cá nhân.

- Không có lợi ích gì đến quá dễ dàng.

- Không cung cấp thông tin, chuyển tiền với những yêu cầu qua Internet khi chưa xác minh.

- Cân nhắc, kiểm tra kỹ khi bấm vào bất kỳ một đường link nào.

- Sử dụng công cụ, phần mềm bảo vệ.

- Trang bị thêm kiến thức về an toàn thông tin.

- Báo cáo lừa đảo trực tuyến.

"Để đảm bảo mình không trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công lừa đảo trực tuyến, tất cả chúng ta cần trang bị cho mình kiến thức để có thể nhận biết được đâu là một hình thức lừa đảo trực tuyến. Kiến thức có thể trang bị thông qua các trang thông tin, các phần mềm được cung cấp bởi các cơ quan chức năng", Cục ATTT nhấn mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ vụ hack Binance, phát hiện lỗ hổng ”chết người” trên nhiều nền tảng blockchain

Verichains đã phát hiện ra lỗ hổng này vào tháng 10 năm ngoái khi hỗ trợ Binance khắc phục sự cố tấn công cầu nối BNB Chain.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN