Ai cũng có thể mất tiền vì chiêu lừa này

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, kẻ gian đã nghĩ ra một số chiêu trò mới nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng và ví điện tử của bạn.

Cẩn trọng chiêu lừa nhận trợ cấp 1 triệu đồng trong mùa dịch

Theo báo cáo của Kaspersky năm 2020, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia có người dùng bị phần mềm ngân hàng độc hại tấn công với tỉ lệ 2,8%. Nhiều người dùng ngân hàng gặp phải tình trạng tin nhắn lừa đảo vào đầu năm 2021, điều chưa từng chứng kiến trước đây.

Đánh vào tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) và những khó khăn liên quan đến tài chính của nhiều người, kẻ gian liên tục gửi tin nhắn lừa đảo với nội dung đăng ký tiêm vaccine miễn phí, nhận trợ cấp... nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng.

Mới đây, một số người dùng MoMo đã phản ánh về việc nhận được email với nội dung: "Ví điện tử MoMo xin gửi đến quý khách hàng 1 triệu đồng để chung tay vượt qua đại dịch. Vui lòng truy cập vào địa chỉ...".

Ai cũng có thể mất tiền vì chiêu lừa này - 1

Nếu bạn bấm vào liên kết và nhập số điện thoại, mật khẩu... tiền trong tài khoản MoMo sẽ nhanh chóng bị "bốc hơi". Ngoài ra, kẻ gian còn có thể sử dụng thông tin cá nhân của bạn để vay tiền tại các tổ chức tín dụng và một số ứng dụng vay nợ khác. 

Làm thế nào để hạn chế bị lừa trong mùa dịch?

 - Tuyệt đối không nhấp vào các link (liên kết) được gửi kèm trong tin nhắn, email… thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè (không loại trừ trường hợp tài khoản của bạn bè đã bị xâm nhập). Bên cạnh đó, ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin tài khoản dưới bất kỳ hình thức nào.

- Chỉ đăng nhập tài khoản thông qua các trang web chính thức của ngân hàng, ví điện tử, chủ động nhập trực tiếp địa chỉ vào trình duyệt thay vì bấm vào liên kết do người khác gửi đến.

- Hạn chế sử dụng máy tính nơi công cộng, WiFi miễn phí… để thực hiện việc chuyển khoản hoặc mua hàng trực tuyến.

- Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ngân hàng/ví điện tử, mã OTP (mật khẩu một lần)… thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội hoặc điện thoại cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng/tổ chức tài chính.

- Đặt mật khẩu khó đoán, và thường xuyên thay đổi mật khẩu sau một khoảng thời gian nhất định. Mật khẩu mạnh sẽ có tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt. Để đảm bảo an toàn, người dùng không nên lưu mật khẩu trên trình duyệt, đồng thời không sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.

- Đăng ký nhận thông báo khi tài khoản có biến động (số dư thay đổi).

- Sử dụng phương thức xác thực Smart OTP hoặc Soft OTP (tùy cách đặt tên của từng ngân hàng) khi giao dịch trực tuyến, thay vì SMS OTP như hiện nay.

- Khi thực hiện việc chuyển khoản, người dùng cần phải chú ý lại địa chỉ trang web, xem có đúng là trang web của ngân hàng hay không.

- Thường xuyên cập nhật thông tin về các chiêu trò lừa đảo trên những phương tiện thông tin đại chúng.

Nguồn: [Link nguồn]

INTERPOL cảnh báo hacker đang không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động

Các tổ chức tội phạm mạng không ngừng mở rộng cả về hạ tầng lẫn phạm vi hoạt động, ông Craig Jones - Giám đốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoàng ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN