3 lý do khiến smartphone cần có lá chắn virus, mã độc hơn cả máy tính

Đôi khi smartphone còn chứa nhiều dữ liệu nhạy cảm liên quan tới danh tính, tiền bạc,... của chủ nhân hơn cả máy tính.

Khi mua một chiếc điện thoại mới, mọi người thường sắm ngay chiếc ốp để bảo vệ điện thoại khỏi va đập “phần cứng”. Vậy còn “phần mềm” liệu có cần sự bảo vệ không? Kaspersky vừa chia sẻ 3 lý do chính giải thích vì sao thiết bị di động cũng cần sự bảo vệ phần mềm.

Smartphone cũng có nguy cơ cao bị tội phạm mạng tấn công.

Smartphone cũng có nguy cơ cao bị tội phạm mạng tấn công.

Nguy cơ mất tiền từ các ứng dụng ngân hàng

Đông Nam Á là một trong những thị trường tăng trưởng ví điện tử nhanh sau đại dịch COVID-19. Thanh toán qua thiết bị di động tiếp tục tăng trưởng ổn định với 86 dịch vụ tiền di động ở Đông Nam Á tính đến năm ngoái và nhiều kỳ lân được dự đoán sẽ tăng lên và trở thành xu hướng.

Nghiên cứu của Kaspersky về thanh toán số cho thấy, smartphone Android là thiết bị được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch tài chính trong khu vực. 82% số người chấp nhận thanh toán kỹ thuật số ở Indonesia và Philippines sử dụng thiết bị Android của họ cho các giao dịch di động, trong khi tỉ lệ này ở Malaysia là 76%, 73% ở Thái Lan, 67% ở Việt Nam và 54% ở Singapore .

Trong năm 2022, Kaspersky đã ngăn chặn tổng cộng 1.083 trojan ngân hàng di động nhắm vào khu vực này, bên cạnh phát hiện 207.506 sự cố phần mềm độc hại trên di động. 

Nguy cơ khi truy cập email từ smartphone

Thiết bị di động được xem là nguy cơ đối với doanh nghiệp. Ngoài ngân hàng di động, điện thoại còn được dùng cho việc truy cập email và tài sản công ty. Mối nguy hiểm với BYOD (Bring Your Own Device - Sử dụng thiết bị cá nhân) nằm ở việc, 96% điện thoại thông minh có thể kết nối và truy cập mạng công ty gặp những vấn đề không liên quan đến công việc, nghĩa là chúng được dùng cho mục đích cá nhân.

Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu của Kaspersky đã phát hiện các trường hợp APT xâm nhập vào hệ thống của công ty thông qua một thiết bị di động bị lây nhiễm. Phần mềm độc hại di động APT như Pegasus và Chrysor là phần mềm gián điệp khai thác lỗ hổng Android hoặc iOS, được cài đặt trên điện thoại thông minh của nạn nhân. Vào năm 2022, Kaspersky đã phát hiện 10.543 trình cài đặt trojan ransomware di động trên toàn cầu.

Nguy cơ liên quan các ứng dụng mạng xã hội

Một khảo sát cho thấy, cứ 4 người dùng Internet ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo danh tính. Nhưng quan trọng là nhiều người vẫn không quan tâm đến việc bảo vệ danh tính của họ trước các vụ trộm cắp và gian lận trực tuyến.

Một nghiên cứu khác do Kaspersky thực hiện cũng cho thấy, gần một phần tư (38%) người dùng mạng xã hội nói rằng họ biết ai đó đã bị xâm phạm dữ liệu khi sử dụng mạng xã hội. Đối với những người trong độ tuổi 18 - 34, con số này tăng lên hơn một nửa (52%). 7% người dùng trên toàn thế giới cho biết họ từng là nạn nhân của lừa đảo qua mạng xã hội.

Báo cáo về lừa đảo năm 2022 của Kaspersky tiết lộ, giải pháp di động của công ty đã chặn 360.185 nỗ lực nhấp vào liên kết lừa đảo từ các ứng dụng nhắn tin vào năm ngoái. Trong số này, 82,71% đến từ WhatsApp, 14,12% từ Telegram và 3,17% từ Viber.

Nguồn: [Link nguồn]

20 kiểu lừa đảo đang nhan nhản khắp cõi mạng: Biết để phòng tránh!

Các ngân hàng vừa phát cảnh báo về 20 kiểu lừa đảo nguy hiểm xuất hiện nhiều trong quý II/2023.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN