DANH MỤC

U22 Việt Nam ra quân thắng lợi nhưng đầy khó nhọc trong hành trình môn bóng đá nam SEA Games 32. Sau 2 giải đấu liên tiếp gặt HCV với HLV Park Hang Seo, nhiệm vụ để lại cho HLV Troussier và các học trò vô cùng nặng nề.

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 3U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 4

Trong nhiều năm qua, hiếm có lứa cầu thủ Việt Nam nào bước vào hành trình SEA Games lại mang trong mình nhiều mối hồ nghi xen lẫn lo ngại đến thế. Ở các kỳ SEA Games 30 - 31, lực lượng trong tay HLV Park Hang Seo luôn được đánh giá cao. Họ là những gương mặt thân quen, thậm chí đóng vai trò nòng cốt ở nhiều CLB V-League. Mặt khác, dấu ấn của các cựu binh quá tuổi ở 2 kỳ SEA Games mà Việt Nam giành HCV như Hùng Dũng, Tiến Linh cũng cực kỳ nổi trội.

Nhưng kỳ SEA Games trên đất Campuchia được dự đoán một câu chuyện khác. Đầu tiên, nước chủ nhà giảm độ tuổi cầu thủ tham dự từ U23 xuống U22. Bên cạnh đó, quy định cũng không cho phép các đội lựa chọn thêm 3 cầu thủ đàn anh theo dạng U23+3 như nhiều giải trước đó.

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 5

Thế nên, lực lượng của U22 Việt Nam tại giải đấu lần này là một lứa trẻ “mới toanh”, nhiều cầu thủ còn xa lạ với chính người hâm mộ trong nước. Lứa U22 đến Campuchia lần này thực tế không có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Rất ít cầu thủ U22 Việt Nam tham dự kỳ SEA Games 32 đóng vai trò trụ cột ở CLB mình khoác áo.

Đã thế, thời gian để họ làm quen với triết lý hoàn toàn mới của tân HLV Philippe Troussier cũng chưa có nhiều. Khoảng thời gian 6 tuần kể từ khi đội tập trung đến nay khó lòng giúp nhà cầm quân người Pháp xây dựng một lối chơi nhuần nhuyễn. Thậm chí, ngay cả khi đi hết hành trình SEA Games lần này, chưa chắc U22 Việt Nam đã đạt đến trình độ như mong mỏi của nhiều người.

Trận ra quân với U22 Lào là dẫn chứng cụ thể cho nỗi lo của tất cả. Về mặt kết quả, tỷ số 2-0 chấp nhận được. Nhưng màn trình diễn tối 30/4 của U22 Việt Nam nhỉnh hơn mức trung bình.

“Những ngôi sao vàng” có bàn thắng sớm, ngay phút thứ 2 nhờ cú đánh đầu cực khó của Văn Tùng. Suốt khoảng thời gian sau đó, U22 Lào liên tục dồn ép và khung thành U22 Việt Nam chỉ thực sự đứng vững nhờ vào sự xuất sắc của thủ môn Quan Văn Chuẩn. Mãi đến phút 90+2, Quốc Việt mới thực sự ấn định chiến thắng.

Video trận U22 Việt Nam - U22 Lào (vòng bảng môn bóng đá nam SEA Games 32)

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 6

Buổi họp báo sau trận, HLV Troussier thừa nhận những khó khăn U22 Việt Nam gặp phải trước Lào: “Bóng đá không phải toán học để 1+1=2. U22 Lào không hề yếu, họ là tập thể được tổ chức tốt. Hôm nay, Quan Văn Chuẩn đã có những tình huống cứu thua trong thời khắc quan trọng. Về logic bóng đá thì mọi người nghĩ Việt Nam sẽ thắng Lào. Nhưng trong bóng đá không gì không thể”.

Quả có vậy! Đây là ký SEA Games được đánh giá là ẩn chứa nhiều rủi ro với các đội bóng "chiếu trên", và cũng giúp các đội bóng khác có cơ hội tạo nên bất ngờ.

Firdaus Hamzah, ký giả của Channel News Asia đưa ra nhận định: "SEA Games 32 sẽ là cơ hội để các nền bóng đá khác của khu vực như Singapore, Myanmar hay Campuchia gây bất ngờ. Bóng đá Singapore tập trung cho cầu thủ trẻ ở độ tuổi U22 từ nhiều năm nay, và SEA Games sẽ là cơ hội để họ khẳng định mình. Ở Đông Nam Á có quá ít giải đấu cho cầu thủ trẻ".

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 7

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 8

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 9

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 10U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 11

HLV Philippe Troussier nhận trọng trách tại ĐT Việt Nam cùng các lứa U22, U23 Việt Nam vào một bối cảnh đặc biệt. Thời cơ, thuận lợi cũng có nhưng thách thức nhiều hơn. Bởi lẽ, HLV Park Hang Seo đã để lại dấu ấn quá đậm nét, trở thành nhà cầm quân thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Gánh vác một tập thể như thế, đương nhiên sức ép với vị HLV được mệnh danh “Phù thủy trắng” không nhỏ.

Thực ra, tài năng và đẳng cấp của HLV Troussier chưa bao giờ phải nghi ngờ. Ông là nhà cầm quân có hồ sơ đỉnh bậc nhất từng làm việc với bóng đá Việt Nam. Trong sự nghiệp, ông Troussier dẫn những ĐTQG mạnh như Bờ Biển Ngà (năm 1993), Nigeria (1997), Nhật Bản (1998 - 2002), Morocco (2005). Ông chính là người dẫn dắt ĐT Nhật Bản ở kỳ World Cup 2002, nơi đội bóng chủ nhà đã đi đến vòng knock-out.

Dù vậy, người hâm mộ vẫn nhìn vào vị tướng mới với ánh mắt dò xét, đặt cây hỏi về khả năng gặt hái thành công cũng như sự phù hợp giữa ông với nền bóng đá Việt Nam. Và SEA Games 32 là màn ra mắt chính thức của nhà cầm quân 68 tuổi. Trước đó, ông cùng các cầu thủ U22 Việt Nam tham dự giải giao hữu U23 Doha Cup 2023. Tuy nhiên, đây là giải đấu mà các học trò của “Phù thủy trắng” khiến NHM không thể yên tâm, với hàng loạt điểm yếu bị phơi bày trước các đối thủ mạnh hơn.

Tại SEA Games 32, trong khi chất lượng nhân sự bị đánh giá thấp so với các lứa trước, thì U22 Việt Nam lại rơi vào một bảng đấu cực kỳ khó khăn. Bảng B “tử thần” bao gồm đương kim vô địch Việt Nam, đối thủ truyền kiếp Thái Lan, Malaysia, Singapore và Lào. Những lo ngại về khả năng thầy trò Troussier rời giải ngay sau vòng bảng không phải không có cơ sở.

Bản thân HLV Troussier cũng chưa có sự thấu hiểu đủ lớn với các cầu thủ mà ông đang có. Sau trận ra quân với U22 Lào, các chuyên gia đặt câu hỏi về tính hợp lý trong các quyết định nhân sự và chiến thuật của nhà cầm quân lão luyện người Pháp.

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 13
U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 14
U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 15
U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 16
U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 17
U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 18

Trước U22 Lào, “Những ngôi sao vàng” mất hoàn toàn tuyến giữa khi cặp tiền vệ trung tâm Đức Phú - Thái Sơn không hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, ông Troussier thay bộ đôi này bằng những cầu thủ chất lượng hơn là Công Đến và Xuân Tiến, nhưng cũng không cải thiện được khâu kiểm soát bóng và tạo đột biến.

Những hạn chế khác cũng bộc lộ ở trận ra quân. U22 Việt Nam vẫn chơi với sơ đồ 3 trung vệ, nhưng ngoại trừ Tuấn Tài tạm ổn, còn lại khả năng kiểm soát bóng và phát động đều tệ. Chất lượng đường chuyền, phối hợp nhóm 3,4 người hạn chế, chuyển hướng tấn công chậm. U22 Việt Nam bị đánh giá thiếu những đường chuyền chuyển hướng trung bình và dài chất lượng.

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 19

Đến nỗi, cựu danh thủ Đặng Phương Nam phải đặt câu hỏi: “Vì sao đã có 3 trung vệ mà 2 tiền vệ trung tâm vẫn lùi về lấy bóng để phát động tấn công. U22 Lào phòng ngự nửa sân, U22 Việt Nam có tới 5 cầu thủ ở phần sân nhà và ở sau bóng thì tấn công kiểu gì?”.

Hy vọng rằng với những hạn chế đã sớm bộc lộ, thầy trò HLV Troussier sẽ nhanh chóng khắc phục. Bởi lẽ, các đối thủ như U22 Singapore (ngày 3/5), U22 Malaysia (8/5) và đặc biệt U22 Thái Lan (11/5) hứa hẹn sẽ còn mang đến nhiều khó khăn hơn thế. Hành trình bảo vệ chiếc huy chương vàng SEA Games với U22 Việt Nam sẽ còn lắm cam go, thử thách. Và đó chính là tiền đề cho bản lĩnh “Những ngôi sao vàng” dưới thời HLV Philippe Troussier cất cánh.

U22 Việt Nam & SEA Games 32: Sứ mệnh cam go, chờ tài “Phù thủy trắng” - 20

Content, Media: Tiến Long

Ảnh: Tuấn Hữu

Thứ Tư, ngày 03/05/2023 10:17 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Tiến Long. Ảnh: Tuấn Hữu ([Tên nguồn])