Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Phó chủ tịch VFF: "BĐVN yếu mọi mặt"

Trước tình hình bất ổn của bóng đá Việt Nam, Tổng cục TDTT đã có công văn yêu cầu VFF sửa đổi, bổ sung Quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Ông Phạm Văn Tuấn là người chấp bút, đóng dấu dưới công văn đó, cũng đồng thời là Phó Chủ tịch VFF. Trước cuộc hội thảo vào ngày mai (3/11), ông Tuấn hy vọng sự thay đổi cách nghĩ, cách làm từ VFF cho đến những người làm bóng đá nội vào lúc này sẽ góp phần giúp bóng đá chuyên nghiệp thay đổi tích cực.

* Lâu nay VFF thường lấy FIFA làm ''bình phong'', nếu Tổng cục TDTT can thiệp sâu vào chuyên môn. Vậy lý do gì lãnh đạo Tổng cục TDTT có công văn yêu cầu VFFphải sửa đổi, bổ sung Quy chế bóng đá chuyên nghiệp (BĐCN) vào chiều 31/10 vừa qua?

- Các bạn cũng đã thấy bối cảnh bóng đá nội đang có nhiều xáo trộn, bất ổn. Là đơn vị đầu ngành thể thao, Tổng cục TDTT cần có công văn chỉ đạo, định hướng đối với VFF. Mùa giải mới đã cận kề, còn nhiều bất ổn và kẽ hở trong Quy chế BĐCN, nên việc sửa đổi là tất yếu.

Đúng theo điều luật FIFA đưa ra, chúng tôi không can thiệp quá sâu về mặt chuyên môn với VFF. Nhưng đứng trên tư cách cơ quan quản lý Nhà nước, Tổng cục TDTT phải đưa ra định hướng rõ ràng về mặt hoạt động, quản lý cho VFF tốt hơn trong bối cảnh hiện tại.

Việc quy định lại một số vấn đề mà công văn chúng tôi đã yêu cầu chưa nói hết những bất cập trong Quy chế bóng đá chuyên nghiệp. Do đó, rất mong tại Hội thảo ngày mai, các CLB tập trung cao độ đóng góp để cho Quy chế tốt nhất. VFF, VPF cùng Tổng cục TDTT cùng phối hợp làm việc với tinh thần nghiêm túc nhất.

Trong trường hợp VFF sửa đổi chưa chặt chẽ, chưa hợp lý thì Tổng cục TDTT vẫn chưa thông qua, buộc phải có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với định hướng từ Tổng cục TDTT và Bộ VH-TT&DL.

* Vốn là người có chuyên môn về bóng đá, ông thấy bóng đá Việt Nam cần phải cách mạng từ khâu nào?

- Bóng đá Việt Nam còn yếu ở mọi mặt, từ cấp bóng đá phong trào đến chuyên nghiệp. Muốn thay đổi phải từ cấp lãnh đạo VFF, từ Quy chế BĐCN, đến cách làm, cách nghĩ từ những người tham gia lĩnh vực bóng đá. Điều cần nhất là sự thay đổi tư duy, cách làm từ cấp lãnh đạo VFF, VPF, đến các CLB.

Tôi nhấn mạnh tư duy làm bóng đá bởi nếu không có tư duy đổi mới, thì sẽ chẳng có sự thay đổi mang tính đổi mới. Một bộ máy lãnh đạo VFF vững mạnh, đoàn kết, có chuyên môn cao mới có thể tăng cường sức mạnh cho cả nền bóng đá được. Tôi tha thiết mong cuộc hội thảo vào ngày mai, tất cả các bên cùng ngồi vào bàn họp với tinh thần đóng góp, đoàn kết để tìm hướng tháo gỡ cho khó khăn, chứ không phải là mỗi người một ý.  

* Ông có thể nói rõ hơn bóng đá Việt Nam cần thay đổi quyết liệt từ hướng nào?   

- Thứ nhất, phải siết chặt lại việc sử dụng ngoại binh, tăng cường khâu đào tạo trẻ, để giảm chi phí không đáng có. Việc siết chặt số lượng ngoại binh cho mùa giải 2013 vì thế cũng giảm bớt áp lực chi tiêu cho các CLB, tạo đất diễn cho cầu thủ trẻ. Thứ hai, chính là văn hóa bóng đá cần được chỉnh đốn.

Hiện nay sân cỏ V-League, hạng Nhất vẫn chưa xây dựng được nét đẹp văn hóa và ảnh hưởng hình ảnh của cả nền bóng đá nội. Tổng cục TDTT cũng yêu cầu ban Kỷ luật của VFF rà soát lại quy định xử phạt theo căn cứ Nghị định xử phạt vi phạm hành chính, để xử phạt đúng người đúng tội. Cần làm mạnh tay để ngăn ngừa, chấm dứt những hành vi tiêu cực, bạo lực trên sân cỏ nội tái diễn, tạo ra kỷ cương trong hoạt động bóng đá. 

Phó chủ tịch VFF: "BĐVN yếu mọi mặt" - 1


Ông Phạm Văn Tuấn là Phó Chủ tịch mới được bổ nhiệm của VFF ở Đại hội thường niên vừa qua 

* Còn việc phòng chống doping có thiết thực khi VFF, VPF lẫn các CLB đều kêu thiếu máy móc để kiểm tra cầu thủ có dính chất cấm hay không?

- Đúng là việc kiểm tra toàn bộ đội bóng, cầu thủ cùng một lúc sẽ rất khó khăn. Nhưng chúng ta không thể viện khó khăn để thực hiện việc này. Chúng ta không thể sống chung cùng thành tích giả tạo được xây lên từ chất cấm, chất kích thích. Chưa kể lúc này, việc dùng chất gây nghiện còn xuất hiện trong không ít một bộ phận cầu thủ, nên việc phòng tránh càng phải được thực hiện sớm.

Vừa rồi, tôi đã trao đổi với lãnh đạo bệnh viện thể thao Việt Nam và có thể thực hiện việc kiểm tra doping bất ngờ cầu thủ trước và sau trận đấu. Sau đó các mẫu thử sẽ được đưa về để xác định có dính mẫu âm tính hay dương tính với chất cấm hay không. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện liên tục, bất ngờ chứ không thông báo trước. Việc này dù có khó khăn, tốn kém vẫn sẽ được thực hiện đầy đủ trong mùa giải này.

* Ông có thấy bất ổn hay không khi Quy chế BĐCN vừa sửa đổi đã lỗi thời. Vấn đề nếu chúng ta làm không nghiệm, các CLB ''lách luật'' thì coi như thất bại?

- Quy chế BĐCN như các bạn nói có thể ví như pháp luật trong bóng đá. Nếu ngoài cuộc sống, anh sống và làm việc theo pháp luật, thì trong bóng đá cũng vậy. Bóng đá Việt Nam vẫn còn nhiếu khiếm khuyết nên phải sửa đổi là lẽ dĩ nhiên.

Tôi cũng hy vọng đợt sửa đổi Quy chế BĐCN lần này sẽ đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp bối cảnh hơn. Hiện nay, chuyên viên phòng Pháp chế của Tổng cục TDTT, phòng Pháp lý &Tư cách cầu thủ của VFF, lẫn VPF đang ngồi đối chiếu, kiểm tra từng điều luật, câu chữ, để chỉnh sửa sao cho tốt nhất.

Chúng tôi hy vọng trước khi giải đấu được chuẩn bị một tháng sẽ có thể ban hành. Dĩ nhiên, Quy chế chỉ phát huy tác dụng nếu như những người có trách nhiệm thực thi quy chế phải chuẩn, dũng cảm, công tâm.

Đúng là các CLB đều cố gắng lách luật để có lợi cho mình. Nhưng cách nghĩ đó thiển cận, thiếu chuyên nghiệp. Bóng đá Việt Nam đang cố gắng thay đổi để hoàn thiện cơ cấu tổ chức - hoạt động, nên việc các CLB tôn trọng và ứng xử theo Quy chế BĐCN là việc nên làm.

Chỉ có làm việc trên tinh thần thượng tôn luật thì CLB mới đi lên, đồng nghĩa giải đấu, đời sống bóng đá mới lên được. Còn kiểu bóng đá chụp giật, lách luật để mưu lợi khó tồn tại lâu dài được.

* Ông hy vọng gì từ cuộc hội thảo vào ngày mai tại Hà Nội?

- Bóng đá Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng, nhiều đội bóng giải thể chỉ trong thời gian ngắn. Khó khăn từ kinh tế tác động buộc những người làm bóng đá Việt Nam cần ngồi lại để tìm hướng đi tốt nhất.

Việc chỉnh sửa Quy chế là bắt buộc, sau đó là phương hướng tháo gỡ khó khăn đang ảnh hưởng cả nền bóng đá. Việc tăng tuổi chuyển nhượng, giảm ngoại binh, lương trần cầu thủ... đều là việc CLB nên bàn, nên làm dứt điểm trước thềm mùa giải mới.

* Bóng đá nội đang khủng hoảng, chúng ta lấy tiền đâu để nuôi bóng đá vào lúc này?

- Hiện nay các CLB vẫn dựa tiền từ cách doanh nghiệp, cùng vốn ngân sách nhà nước. Bóng đá chuyên nghiệp ở ta vẫn dựa nhiều hơn tiền từ doanh nghiệp nên việc minh bạch hóa đồng tiền là quan trọng.

Không phải cứ nhiều tiền là đội bóng sẽ mạnh mẽ mà phải thu chi vừa phải so với bối cảnh CLB, bối cảnh nền bóng đá Việt. Việc vung tay quá trán vừa qua cũng từ việc quá phụ thuộc đồng tiền các ông bầu. Nếu tiền phát sinh từ bóng đá mà ra, mà không phải tiến vốn từ túi các ông bầu, lúc ấy bóng đá nội mới tồn tại được.

Còn thực tế lúc này, các CLB vẫn dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp, ông bầu. Chính vì vậy, việc tạo sân chơi lành mạnh, công bằng mới giữ được ông bầu có tâm huyết ở lại bóng đá nội được.

* Nhìn qua một chút ĐT Việt Nam trước thềm AFF Cup 2012, ông thấy ra sao?

- ĐT Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển giao thế hệ, tất nhiên lối đá, kết quả chưa tốt. So với lứa cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2008, lần này có nhiều gương mặt mới như Gia Từ, Nguyên Sa, Thanh Hưng, Sỹ Cường...

Rõ ràng họ chưa thể bằng so với lứa đàn anh, nhưng cũng đầy hứa hẹn. Màn thể hiện vừa qua chưa ổn cũng do sự thay đổi, thử nghiệm từ HLV Phan Thanh Hùng. Tôi nghĩ ĐT Việt Nam chưa chắc có kết quả ấn tượng trong thời gian tới, nhưng chúng ta phải chấp nhận, khi đây là sự đầu tư cho tương lai. Thành tích ĐTQG cũng cần sự đầu tư, chăm sóc chứ không thể ăn xổi mãi được.

* Là người của Tổng cục TDTT và là Phó Chủ tịch VFF, ông có tin mình sẽ làm tươi mới bộ máy hoạt động VFF bằng chuyên môn bóng đá của mình hay không? Vì lâu nay VFF bị dư luận chê là trì trệ, thiếu năng động.

- Dù là người của VFF, nhưng tôi nằm ở cấp Tổng cục TDTT, đơn vị cấp quản lý Nhà nước với VFF. Trong mỗi vị trí, nhiệm vụ tôi đều cố gắng hoàn thành tốt. Tôi nhận lời làm Phó Chủ tịch VFF trong Đại hội thường niên VFF vừa qua cũng vì muốn chung tay xây dựng VFF, xây dựng bóng đá Việt Nam. Hy vọng tôi sẽ làm được nhiều điều có ích cho VFF, cho bóng đá Việt Nam trong cả 2 vai trò trên.

* Xin cảm ơn ông về cuộc nói chuyện!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mộc Miên (TT&VH)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN