Trận đấu nổi bật

Xem thêm

PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Né bóng đá trong mùa Euro

Lang thang trong đêm sôi động bóng đá trong mùa EURO 2012, tôi giật bắn người khi nghe câu hỏi “Euro là gì hả anh?” từ một người gánh hoa quả chợ Long Biên.

Thế nhưng ngồi trò chuyện, tâm tình với những người lao động ở chợ Long Biên, cái cảm giác “giật bắn người” đó, đã không còn bởi hầu như ai cũng chẳng thèm quan tâm tới cái ngày hội bóng đá đang diễn ra. Những người lao động nghèo khổ vì cuộc sống mưu sinh mà phải gác lại tình yêu với trái bóng tròn. Song đâu đó trong ánh mắt của những con người đó, tình yêu với bóng đá vẫn luôn cháy bỏng.

2h sáng, khi mà trận đấu giữa Đức và Hy Lạp vẫn đang diễn ra thì chợ Long Biên, chợ đầu mối rau quả hàng đầu Hà Nội đã tấp nập những người lao động. Đây cũng là giờ hàng trăm xe chở rau quả từ Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương…cập bến. Đứng cạnh tôi, anh thanh niên tên Huy lấy khăn lau mồ hôi, rồi chuyển rau từ chiếc xe máy cũ kỹ xuống đất. Huy đã theo nghề buôn rau từ 3 năm nay, kể từ ngày anh thi trượt Đại học Thể dục thể thao.

Né bóng đá trong mùa Euro - 1

Cuộc sống mưu sinh khiến họ phải tạm gác niềm vui trái bóng tròn

Nhắc đến Euro, Huy không khỏi buồn rầu: “Hồi còn học cấp 3 tôi chưa bỏ một trận bóng đá nào. Vậy mà Euro năm nay tôi không được xem trận nào bởi công việc thường diễn ra đúng lúc các trận đấu diễn ra. Muốn xem lắm, thèm lắm nhưng cũng phải cắn răng chịu thôi, cuộc sống mà”.

Cũng giống hoàn cảnh của Huy, anh Đức đang làm nghề khuân vác, bốc dỡ tại chợ tiếc nuối: “Đúng trận này đội bóng Đức và cầu thủ Klose mà tôi thích đá mà không được xem. Cứ khi nào trong quán bên đường hô “Klose” thì tim tôi lại đập thình thịch không biết anh ấy có ghi bàn không”.

Không phải làm việc vất vả liên tục như Huy, Đức, cánh xe ôm ở đầu chợ theo dõi Euro với chiếc radio bé tí trên tay. Những khuôn mặt hốc hác vì thức đêm tươi tỉnh hẳn ra sau mỗi tình huống nguy hiểm được các bình luận viên trên đài tường thuật lại. Rồi thỉnh thoảng một ai đó lại vừa vui vừa tiếc hùi hụi vì có khách đến nhờ chở đi.

Né bóng đá trong mùa Euro - 2

Cánh xe ôm gần như mất trắng mùa Euro

Từ chợ Long Biên, đi bộ khoảng 5 phút sẽ tới khu làng chài ven sông Hồng. Đây là nơi cư trú của những người lao động không thể nghèo hơn của cái thành phố sầm uất nhất nhì cả nước. Anh Thắng, nhà khá giả nhất trong số 15 hộ của làng vạn chài năm nay vui vẻ trông thấy. Anh khoe vì cả nhà ai cũng “máu” bóng đá nên quyết định bớt ăn bớt uống để mua một chiếc ti vi thật hoành tráng từ kỳ World Cup trước. Chiếc ti vi hoành tráng mà anh nói đến chính là chiếc ti vi cũ 19 inch hiệu Sony mà gia đình anh mua với cái giá 600.000 đồng. Nói về Euro, anh Thắng sôi nổi: “Nhà tôi nghèo thế này thôi, nhưng cũng đã theo dõi 4 kỳ Euro rồi đấy nhé. Những lần trước, toàn phải nghe bằng chiếc Radio mua rẻ ở hàng điện tử cũ, 2 năm nay có ti vi là “lên đời” rồi”.

Anh Thắng cho biết, có ti vi nhưng anh cũng được xem trọn vẹn đâu, đa số ở vòng đấu bảng chỉ xem được trận đầu rồi đành tắt ti vi đi làm tới sáng, còn các trận knock-out thì họ đành chia tay niềm đam mê của mình. Với anh, bóng đá không thể quan trọng bằng cuộc mưu sinh, bằng bữa ăn đủ no hằng ngày.

Không phải “cày” đêm như nhà anh Thắng, nhà anh Sơn cách đó vài chục mét cũng đang bật ti vi nhưng lại không biết tí gì về sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh đang diễn ra. Vợ anh Sơn ngơ ngác: “Euro là gì hả anh?” khiến  tôi ngớ người. Khi được chúng tôi giải thích rằng đó là giải bóng đá của châu Âu 4 năm mới được tổ chức một lần thì cả nhà anh Sơn mới “à” lên một tiếng rõ to. Vợ anh Sơn đang bóc lạc cùng cô con gái thở dài một tiếng, rồi nói: “suốt ngày đầu tăm, mặt tối thì còn thiết gì bóng đá hả anh. Nhà tôi thu hoạch 1 tạ lạc thì bị hỏng tới 70 kg, buồn mấy ngày hôm nay. Chắc bao giờ đủ ăn mới nghĩ tới Euro anh ạ”.

Né bóng đá trong mùa Euro - 3

"Phải đủ ăn đã"

Euro đang diễn ra, nhưng có những người người chẳng bao giờ có thời gian dành cho trái bóng. Sự mưu sinh đã khiến những ước mơ phải gác lại. Những người như Huy, Đức hay anh Thắng quá nhiều ở cái chợ đầu mối rau quả này. Họ là những người lao động lấy đêm làm ngày và tất cả cũng chỉ vì cuộc sống, vì tương lai gia đình.

Mùa EURO, một buổi tối với những khám phá và cảm nhận đầy ý nghĩa ở khu vực chợ Long Biên đã giúp tôi hiểu hơn về những con người, những cảnh ngộ. Như có một ai đó nói rằng: “bóng đá là của tất cả chúng ta”, nhưng với họ, dường như Euro chỉ tồn tại trong những ý nghĩ vụt qua trong đầu.                                                                                                                      

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hữu Tú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN