Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Mỹ Đình tăng giá, ai được lợi?!

Sự kiện: Arsenal

Ông Lê Hùng Dũng, ứng viên chiếc ghế chủ tịch VFF đã ghi điểm khi đóng góp lớn trong thương vụ mời được Arsenal sang Việt Nam du đấu. Nhưng, ứng viên Lê Khánh Hải cũng có cơ hội ghi điểm...

Cũng xin nhắc lại bối cảnh cuộc chạy đua vào chức danh chủ tịch VFF, hiện chỉ còn hai ứng viên là ông Lê Khánh Hải, thứ trưởng bộ Văn hoá – thể thao và du lịch (VH-TT-DL) và ông Lê Hùng Dũng – chủ tịch hội đồng quản trị Eximbank. Đây là hai người đại diện cho hai “trường phái” trong cuộc tranh cử có thể gọi vắn tắt là người nhà nước và doanh nhân.

Việc VFF vô tình kiểm nhầm 19 phiếu tín nhiệm giữa ông Dũng và ông Hải, khiến ông Dũng bất lợi, đã khiến đại hội diễn ra hồi đầu tháng 6 để bầu cử chủ tịch mới cho VFF buộc phải dời lại sang tháng 10. Và, việc đưa đội bóng nổi danh thế giới, Arsenal sang Việt Nam sau cái bắt tay giữa bầu Đức và ông Lê Hùng Dũng được nhiều người đánh giá là “pha ghi bàn ngoạn mục” trước ngày bầu cử. Bởi, đây có lẽ là lần đầu tiên một đội bóng lớn đưa Việt Nam vào danh sách tour du đấu của mình với các ngôi sao thật sự, thay vì chỉ bán tên.

Nhưng, có mấy ai nào ngờ, “trận đánh đẹp” đã khiến cho những nhà tổ chức và đặc biệt là ông Lê Hùng Dũng rơi vào thế bất lợi trước đối thủ của mình. Ban quản lý sân Mỹ Đình, cụ thể là ông Cấn Văn Nghĩa, người thuộc bộ VH-TT-DL đã làm “sáng tỏ” điều ấy khi quyết định, chẳng thèm “nể mặt” cả ban tổ chức, các doanh nhân để hét giá lên đến 1,5 tỉ đồng cùng yêu sách có thêm 500 vé mời khán đài A. Sự việc được chính VFF lẫn các ông bầu nhận định là “chặt chém”, khi Mỹ Đình đột ngột đòi tăng giá lên gấp 7 – 8 lần, bằng việc kê giá dịch vụ tới mức choáng váng. Theo đó, sân Mỹ Đình sẽ dùng đến 10.800 khối nước cho trận đấu với giá thành 54 triệu đồng, tiền vệ sinh 440 triệu đồng, tiền chăm sóc mặt sân 234 triệu đồng, tiền đóng góp vào quỹ của sân 320 triệu đồng, tiền khấu hao tài sản 191 triệu đồng....

Mỹ Đình tăng giá, ai được lợi?! - 1

Ký hợp đồng, chi tiền đưa Arsenal đến Việt Nam là chuyện của doanh nhân. Nhưng cuộc chơi đâu chỉ dừng lại ở đó. Ảnh: Quang Minh

Bất chấp dư luận phản ứng, bất chấp việc VFF sang thương thảo, số tiền vẫn được ông Cấn Văn Nghĩa, giữ nguyên với lý do: “Lỗ hay lãi là chuyện của họ, tôi không quan tâm. Việc huỷ trận đấu hay không, cũng chẳng phải chuyện của chúng tôi, đó là chuyện của những nhà tổ chức”. Mọi thứ tưởng chừng như đi vào ngõ cụt, và người ta thấy rõ sự bất lực của các doanh nhân khi phải làm việc với ban quản lý sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Ông Dũng và đồng sự chỉ còn cách chi tiền theo yêu cầu, cho dù đó là có lý hay vô lý.

Thời may, bên hành lang quốc hội, bộ trưởng VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh đã “có lời” rằng, sẽ “xử lý hài hoà” bằng việc giao cho thứ trưởng bộ của mình, ông Lê Khánh Hải xuống làm việc với ban quản lý sân nhằm thương thảo lại giá cả. Chiều qua 18.6, tổng cục trưởng tổng cục Thể dục thể thao, ông Vương Bích Thắng và thứ trưởng Lê Khánh Hải đã làm việc với đơn vị trực thuộc bộ, ban quản lý sân Mỹ Đình. Không nằm ngoài dự đoán, sau cuộc họp đoàn thương thảo đã có thông tin, số tiền thuê sân được rút xuống “thoả mãn cả hai”. Phái đoàn “người nhà nước” đã thành công trong việc thương thảo để đưa giá thuê sân về mức hợp lý, làm việc với nhau “vui vẻ”, điều mà các doanh nhân đã không thể.

Cùng với việc khi đón danh thủ Ljungberg sang Việt Nam, trên bàn chủ toạ đã chẳng có thành viên nào của bộ VH-TT-DL hay VFF, ngoài ông Lê Hùng Dũng có mặt vài phút rồi cũng ra về. Lần này là chuyện va vấp khi làm việc với các cơ quan nhà nước. Chẳng khó để người ta thấy được “sự lợi hại” của việc nếu chủ tịch VFF là người nhà nước hay doanh nhân, đến độ có người phải thốt lên, làm doanh nhân thì ai cũng có “cửa” nhưng làm người nhà nước đâu có dễ. Nhỉ?!

Hoá ra, việc sân Mỹ Đình tăng giá cũng có cái hay của nó đó chứ. Chỉ có điều, để sự việc này lan truyền ra cả các phương tiện truyền thông thế giới để rồi nhận được các bình phẩm chẳng hay ho gì, lỗi ắt hẳn không chỉ thuộc về các doanh nhân làm bóng đá rồi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Đạt (sgtt.vn)
Arsenal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN